Viết đoạn văn ngắn 5-10 câu nêu cảm nhận của em về 2 câu thơ sau: "Giấy đỏ buồn không thắm/ Mực đọng trong nghiên sầu"

2 câu trả lời

 Từ nội dung bài thơ “Ông đồ”, ta thấy được rằng việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong cuộc sống ngày nay.  Trong xã hội hiện đại tiện nghi như hôm nay chúng ta đã quên mất đi những giá trị truyền thống khi xưa của ông cha ta.  Sự giao lưu với các nền văn hoá bên ngoài đã giúp chúng ta tiếp nhận được nhiều thành tựu mới của văn hoá thế giới nhưng cũng mở đường cho nguy cơ đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc. Gia lưu voứi văn hóa bên ngoài thì không sai nhưng chúng ta vẫn phair nhớ câu tục ngữ ''Uống nuoức nhớ nguồn''. Như vậy, Những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc mới được duy trì, phát huy mãi mãi trong đời sống của con người. 

Trong bài thơ Ông đồ, những hình ảnh thơ "giấy đỏ buồn không thắm/ Mực đọng trong nghiên sầu" đã cho thấy một nỗi buồn thấm đượm cả không gian vì sự thay đổi thời thế của xã hội. Thật vậy, khi xã hội và đất nước chuyển sang giai đoạn du nhập văn hóa phương Tây và Nho học thất thế, ông đồ dường như cũng bị lãng quên và gạt ra khỏi lề của cuộc sống. Tác giả Vũ Đình Liên đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa qua từ "buồn không thắm, đọng trong nghiên sầu". Sự lãng quên và thất thế của ông đồ xưa, của nền văn hóa Nho học xưa như lan tỏa cả không gian. Kết quả là, giấy đỏ vì nỗi buồn ấy mà dường như chẳng còn sắc thắm, mực thì đọng lại. Phải chăng, hình ảnh giấy đỏ và mực là nỗi buồn thương của chính tác giả. Nỗi sầu và buồn của tác giả lan toả khắp không gian và in hằn lên đồ vật, gợi ra thời kỳ chuyển giao của thời đại. Tóm lại, hình ảnh thơ đã thể hiện nỗi buồn sâu sắc và man mác của tác giả, của thời thế về sự chuyển giao của xã hội, ông đồ và những lớp người xưa cũ bị lãng quên.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
4 lượt xem
2 đáp án
14 giờ trước