Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 7 câu trình bày cảm nhận của em về tình yêu thương quên mình của người họa sĩ già Bơ-men trong văn bản “Chiếc lá cuối cùng”. Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép (gạch chân và chú thích rõ)

2 câu trả lời

     Đọc văn bản "Chiếc lá cuối cùng" , gấp sách lại rồi mà trong ta vẫn vấn nương hình ảnh của cụ Bơ-men , vẫn nhớ mãi tình yêu thương quên mình của người họa sĩ già một đời vất vả . Cụ Bơ-men là một người họa sĩ nghèo , cả cuộc đời cụ không thể với tới gấu áo của nữ thần nghệ thuật nhưng đến những giây phút cuối đời , cụ đã vẽ được cả một kiệt tác kì diệu , một kiệt tác đã cứu sống cả một con người . Cụ đã cứu sống Giôn-xi - Giôn-xi cũng là một nữ họa sĩ nghèo . Ở cụ , ta có thể thấy được tình yêu thương bao la nồng hậu .Một tình yêu thương đến mức quên mình .Một tình yêu thương thật vĩ đại và đẹp đẽ . Cụ như đem lại phép lạ từ tình yêu thương . Và có lẽ , cụ Bơ-men đã dạy cho chúng ta một bài học đời đời sâu sắc : bài học "trao đi yêu thương".

*Câu ghép trong đoạn : Cụ /đã cứu sống Giôn-xi | - |Giôn-xi /cũng là một nữ họa sĩ nghèo .

                                      CN1/VN1                   |dấu nối|   CN2  /   VN2 

#Lian

"Chiếc lá cuối cùng" là kiệt tác đầu tiên và cũng là duy nhất trong đời cụ Bơ- men. Nó là một bức tranh cứu sống con người. Sức sống mãnh liệt của chiếc lá đó đã gieo vào lòng Giôn- xi một tia sáng của niềm tin và hi vọng để Giôn- xi vượt qua cái chết, băng qua cửa tử thần. Kiệt tác này xuất phát từ tình yêu thương cao cả, tấm lòng đồng cảm sâu sắc của những con người nghèo khổ. Để có được bức tranh này, vì muốn cứu sống người khác, cụ Bơ- men, người nghệ sĩ tài năng đã phải hi sinh cả tính mạng của mình. Trong đêm mưa tuyết, cụ đã vẽ một chiếc lá giống như chiếc lá thường xuân cuối cùng, "ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa". Chiếc lá giả ấy đã giúp Giôn- xi thấy mình thật là tệ. Muốn chết là một tội. Tác giả O Hen- ri đã thành công trong nghệ thuật đảo ngược tình huống, xây dựng hình tượng nhân vật sinh động, kiệt tác "chiếc lá cuối cùng" của cụ Bơ- men không phải là vật vô tri, vô giác mà nó là thiên sứ của sự sống, của tình yêu thương nhân đạo cao cả (câu ghép). Ta còn thấy: nghệ thuật chân chính vì mục đích nhân sinh, vì cuộc sống con người. Kiệt tác của cụ Bơ- men đã nhắc ta bài học: tình yêu thương con người, tấm lòng nhân đạo cao sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
3 lượt xem
2 đáp án
6 giờ trước