Viết bài văn thuyết minh ngày tết nguyên đán trên đất nước ta (đừng chép mạng ạ mình xin đấy)

2 câu trả lời

@Mem gửi bạn
Xin hay nhất

Tết Nguyên đán, Tết cổ truyền hay đơn giản là Tết) là lễ hội đầu tiên của năm mới theo âm lịch của các dân tộc thuộc khu vực văn hóa Đông Á, bao gồm cả người Hoa và người Hoa. Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam. Theo biến động lịch sử, người Nhật đã bỏ Tết Nguyên đán, trong khi người Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam vẫn giữ phong tục đón Tết này dù đã định cư ở các nước khác. Ở Việt Nam trước Tết có những phong tục như “cúng Táo Quân” (23 tháng Chạp âm lịch) và “cúng Giao thừa” (29 hoặc 30 tháng Chạp âm lịch). Do Tết được tính theo âm lịch nên Tết Nguyên đán của Việt Nam muộn hơn Tết Dương lịch (hay Tết Tây). Do quy luật 3 năm nhuận và một tháng âm lịch nên ngày Mồng Một Tết không bao giờ trước ngày 21 tháng Giêng và sau ngày 19 tháng Hai mà rơi vào khoảng các ngày này. Thời gian nghỉ Tết Nguyên đán hàng năm thường kéo dài khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến mùng 7 tháng Giêng). Hàng năm, Tết được tổ chức vào ngày 1 (hoặc ngày 1 tháng Giêng) âm lịch trên khắp Việt Nam và một số quốc gia khác có cộng đồng người Việt sinh sống. Mua đào, quất ở miền Bắc, miền Trung hay mai ở miền Nam được coi là khâu chuẩn bị không thể thiếu trong những ngày cận Tết. Sau đó, trong ngày Tết, các gia đình quây quần bên nhau, thăm hỏi họ hàng, chúc thọ, mừng tuổi và thờ cúng tổ tiên.

Trong một năm có rất nhiều sự kiện quan trọng diễn ra. Tuy nhiên, cứ đến tháng 12 âm lịch, khi tận tay xé những tờ lịch cuối cùng để thấy một năm sắp sửa qua đi, lòng người lại hồi hộp, xao xuyến vì một năm mới đang đến gần và một năm cũ sắp qua đi. Dù có đi đâu về đâu, mỗi người dân Việt Nam đều không thể quên được ngày Tết cổ truyền của dân tộc – ngày hội non sông, ngày hội gia đình.

Chữ Tết có nhiều cách gọi khác nhau như: Tiết, Tết, Tết cổ truyền, Tết Nguyên đán,… nhưng người Việt chúng ta thì thường hay gọi là “Tết Nguyên đán”. “Nguyên” và “đán” là hai chữ Hán mang ý nghĩa là đổi sang một buổi sáng hay một năm mới.

Tết Nguyên đán thực chất được bắt nguồn ở Trung Quốc vào thời Tam Hoàng và được tổ chức vào tháng giêng hằng năm.

Đối với người Việt Nam, ngày Tết thường diễn ra vào ba ngày chính, nhưng trước đó một tuần, người dân đã rậm rịch sắm Tết. Những người đàn ông trong gia đình sẽ sơn sửa, trang trí lại nhà cửa để chào đón năm mới. Còn những người phụ nữ thì lo việc tổ chức mua bán những đồ dùng, thực phẩm cần thiết cho mấy ngày Tết. Loài hoa đặc trưng mà người miền Bắc chơi Tết là hoa đào, còn người miền Nam lại chuộng hoa mai. Mâm ngũ quả cũng là một món đồ trang trí không thể thiếu của người Việt. Đây cũng là điểm khác biệt của hai miền Nam, Bắc. Bởi vì, đặc trưng mâm ngũ quả của người Bắc là bưởi, chuối, hồng, quýt và ớt. Còn miền Nam lại là những quả: mãng cầu, sung, dừa, đu đủ. Những ngày này, đi đến đâu chúng ta cũng có thể thấy được không khí rộn ràng, tất bật rất đặc trưng. Trẻ con thì háo hức vì được nghỉ học, được đi chơi, mua sắm quần áo mới.

Những ngày Tết cổ truyền của người Việt thường diễn ra với rất nhiều phcng tục đã được lưu truyền. Sáng 23 Tết, mọi người thường đi chọn mua những con cá chép to, đẹp để cúng, thả với quan niệm là tiễn Ông Táo về chầu trời. Trong căn bếp của mỗi gia đình cũng không thể thiếu được một mâm cỗ với đầy đủ các món để cúng tổ tiên. Còn đêm 30, người dân thường đi ra ngoài và hái những cành lộc non mang về nhà với mong muốn một năm mới thật nhiều may mắn, tài lộc. Người dân Việt còn có phong tục xông nhà vào đêm giao thừa. Người xông nhà phải là người hợp tuổi với chủ nhà thì gia đình mới may mắn, làm ăn phát đạt. Do đó, chủ nhà sẽ phải chọn người xông nhà thật kĩ để tránh xui xẻo.

Sáng mùng một Tết, người dân có tục con cháu đi chúc Tết ông bà, cha mẹ. Trẻ con rất háo hức khi nhận được những phong bao lì xì đỏ thắm có một chút tiền mừng tuổi bên trong với lời chúc may mắn, học giỏi, ngoan ngoãn, nghe lời cha mẹ. Trong những ngày đầu năm mới này, người dân cũng có tục đi lễ chùa để cầu may, một sốngười còn tranh thủ mua muôi vì các cụ có câu: “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”. Với đối tượng học sinh, sinh viên, vào năm mới thường có tục lỗ “khai bút đầu xuân” với ước nguyện một năm mới học hành tan tới, thi cử đỗ đạt.

Ngày Tết của dân tộc Việt có rất nhiều ý nghĩa đặc biệt. Tết là lúc mọi nhà sum họp, quây quần bên nhau. Đó cũng là lúc mọi người cùng nhìn lại một năm cũ đã qua và ước nguyện cho một năm mới sắp tới. Tết giúp cho con người gần gũi, xích lại gần nhau hơn, tha thứ, bỏ qua cho nhau mọi lỗi lầm. Bởi thế, ai mà không nhớ Tết, không mong đến Tết?

Mỗi một dân tộc, một quốc gia đều có những phong tục, tập quán riêng. Tết Nguyên đán của người Việt Nam là một sự kiện đặc biệt mang nét văn hóa đặc sắc đã được lưu truyền qua bao thế kỉ. Mặc dù trải qua thời gian với bao biến động của lịch sử, các phong tục đã ít nhiều bị mai một và pha trộn nhưng đã là người Việt thì dù ở đâu, đi đâu, trái tim vẫn luôn hướng về cội nguồn dân tộc mình.

 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm