đọc 2 truyện thánh gióng và sơn tinh , thủy tinh. Sau đó kể lại truyện.

2 câu trả lời

truyền thuyết sơn tinh , thủy tinh :

Một hôm nọ, đến cầu hôn công chúa có hai vị thần, cả hai đều ngang tài, ngang sức với nhau,và đều xứng đáng để trở thành con rể của vua Hùng. Một người tên là Sơn Tinh là chúa của vùng rừng núi cao, thần có thể dời non lấp bể, dựng núi xây đồi. Còn người thứ hai tên là Thủy tinh là chúa vùng biển cả, thần có khả năng hô mưa gọi gió, dâng nước…Vua Hùng không biết chọn ai, ngẫm nghĩ một hồi lâu, vua bèn ra điều kiện: "Ngày mai ai mang lễ vật gồm: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi đến trước thì ta sẽ gả con gái cho”.

Sáng hôm sau, mới tinh mơ, Sơn Tinh đã mang lễ vật đến và cưới được Mị Nương, thần đưa nàng về núi cao. Còn Thủy Tinh đến sau, nên không cưới được công chúa, tức giận bèn hô mưa, gọi gió, tạo ra giông bão, dâng nước lên cao để nhấn chìm Sơn Tinh, cướp lại Mị Nương. Lúc đó, cả một vùng Phong Châu như chìm trong biển nước. Nhưng Sơn Tinh không hề sợ sệt, thần dung phép dời núi, bốc đồi, đắp thành lũy để ngăn chặn dòng lũ đang đang cao. Hai bên đánh nhau suốt ngày đêm. Vùng núi Tản Viên, Sông Đà lúc đó như trở thành một chiến trường khóc liệt, cấy cối đất đá đổ vỡ khắp nơi, xác các sinh vật biển chết thả đầy sông. Cuối cùng Thủy Tinh không đánh lại được đành chịu thua.

Nhưng oán hận thù sâu trong lòng Thủy Tinh vẫn không khôn nguôi, hang năm cứ đến tháng 7 tháng 8, Thủy Tinh lại đánh Sơn Tinh, vẫn làm mưa, làm gió, gây bão để rửa hận

                  Truyền thuyết thánh gióng: 

Ở một làng nọ, có hai vợ chồng ông hiền lành mà vẫn chưa có nổi một mụn con. Một lần nọ, người vợ ra đồng, nhìn thấy một vết chân rất to liền ướm thử, về nhà liền mang thai. Mười hai tháng sau, bà sinh ra một câu con trai. Cậu bé tuy đã lên ba tuổi mà vẫn không biết nói, biết cười. Ít lâu sau, giặc Ân đến xâm lược nước ta. Nhà vua muốn tìm người tài đánh giặc cứu nước. Sứ giả đi đến làng Gióng thì kì lạ thay, cậu bé bỗng cất tiếng nói: “Mẹ mời sứ giả vào đây”. Cậu yêu cầu sứ giả về tâu với vua sắm cho một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt để đánh giặc. Từ sau hôm đó, cậu bé lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, nhà đã hết gạo làm cho bà con xung quanh phải góp gạo vào chung, áo mặc mấy cũng không vừa. Giặc đến nơi cũng vừa lúc sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt đến, cậu bé vươn vai biến thành tráng sĩ đánh tan quân giặcgậy sắt gãy cậu liền lấy bụi tre bên đường quật vào giặc . Tráng sĩ đánh giặc xong cởi bỏ áo giáp sắt, cưỡi ngựa bay lên trời. Để tưởng nhớ công ơn của Thánh Gióng, vua cho lập đền thờ ở quê nhà và phong là Phù Đổng Thiên Vương.

Vào đời vua Hưng năm thứ 6, tại làng Gióng 2 vợ chồng chăm chỉ làm ăn và phúc đức, nhưng họ lại không có con. Một hôm nọ bà đi ra đồng thấy có dấu chân to trên cánh đống, thấy lạ bèn ướm thử chân mình vào, về sau bà mang bầu. 12 tháng sau sinh ra một cậu bé sáng sủa thông minh đặt tên là Gióng.

Thánh Gióng kỳ lạ cậu bé đã đến 3 tuổi vẫn không biết nói, chỉ nằm im, một chữ cũng không thốt ra làm mẹ của Gióng lo lắng và sốt ruột lắm.

Thời thế nước nhà bị giật Ân xâm lược, nhà vừa  sai sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi cứu nước. Đứa bé nghe tiếng loa của sứ giả, bỗng cất tiếng nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”. Sứ giả vào, đứa bé bảo: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc Ân”. Sứ giả lấy làm kinh ngạc và vui mừng, vội về tâu với vua. Nhà vua chấp nhận và sai lính làm những vật dụng mà cậu bé yêu cầu trong thời gian ngắn nhất.

Từ ngày biết nói, Gióng lớn nhanh, ăn bao nhiêu cũng không đủ, quần áo mặc vào lại rách. Dân làng cùng với nhau góp cơm góp gạo nuôi Gióng. Chỉ thời gian ngắn một cậu bé trở thành chàng trai khỏe mạnh vạm vỡ cường tráng, sức mạnh làm liệt.

Khi sứ giả hoàn thành xong yêu cầu như giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt vun vút lao vào quân giặc. Giặc dữ chống lại quyết liệt lao về phía Gióng. Gióng cưỡi ngựa sắt uy mãnh lao vun vút, ngựa đi đến đâu phun lửa giết giặc đến đó, xác quân cháy thành tro bụi.

Trận chiến đang quyết liệt bỗng roi sắt bị gãy, Gióng bèn nhổ luôn bụi tre đằng ngà gần đó quật vào quân giặc, quân giặc tan tác, tháo chạy không kịp. Tráng sĩ đuổi quân giặc đến chân núi Sóc dừng lại, lên núi và cởi áo giáp sắt để lại ngựa sắt và tráng sĩ bay lên trời.

Hòa bình đã trở lại, đất nước đã thoát khỏi kiếp nạn xâm lăng, công lao của người anh hùng Thánh Gióng  vẫn còn mãi. Để tưởng nhớ công lao to lớn đó, dân làng lập đền thờ Gióng, hiện nay vẫn còn đền thờ ở làng Phù Đổng, làng Gióng. Hàng năm, đến tháng tư làng mở hội tưng bừng để tưởng nhớ người anh hùng dân tộc Thánh Gióng.

THAM KHẢO NHÉ !

#🐸

Câu hỏi trong lớp Xem thêm