thuyết minh về phích nước bình thủy

1 câu trả lời

   Để cuộc sống gia đình của chúng ta có đầy đủ, những tiện nghi về vật chất lẫn tinh thần thì chắc chắn việc trang bị những đồ dùng hiện đại, hữu ích là điều không thể thiếu đúng không nào? Và trong số ấy thì hẳn chiếc phích nước đã trở thành một vật dụng quen thuộc trong nhà chúng ta.

   Phích nước được phát minh bởi nhà vật lí học Sir Jamer Dewar vào năm 1892 nhờ cải tiến từ thùng nhiệt lượng kế của Newton.

     Phích nước được cấu tạo từ ba phần: ruột , vỏ, và nắp đậy nút bình. Phần vỏ hình trụ, chiều cao tùy hình dạng và kích thước của phích. Vỏ có thể làm bằng nhựa, hoặc kim loại và đính kèm với các loại vỏ là các loại nắp( phích nhựa dùng nắp nhựa, phích kim loại dùng nắp gỗ). vỏ phích cũng là bộ phận cách nhiệt với ruột phích, người sử dụng có thể thoải mái dùng, va chạm với lớp vỏ mà không sợ bị bỏng. ngày nay, do nhu cầu sử dụng đi kèm với nhu cầu thẩm mĩ nên con người thích những chiếc bình được trang trí với họa tiết hoa văn, những hình vẽ ở vỏ bình vô cùng độc đáo và đa dạng. thân bình thường có hình trụ cao khoảng 35-40 cm, giúp cho bình đứng thẳng và không bị đổ. Ruột binh là bộ phận quan trọng nhất. nó được làm bằng hai lớp thủy tinh. ở giữa là môi trường chân không làm mất khả năng truyền nhiệt của nước. ruột bình có hiệu quả giữ nhiệt rất tốt trong khoảng sáu tiếng, có thể giữ nước từ 100oC xuống còn 60oC đến 70oC chính vì ruột được làm từ hai lớp thủy tinh nên rất dễ vỡ. vì vậy, vỏ bình là lớp để bảo vệ ruột bình như một tấm bình phong. Vỏ bình ngày xưa có thể làm bằng tre, mây, săt, nhôm. Ngày nay công nghiệp nhựa phát triển, vỏ bình cũng được thay thế bằng nhựa cứng vừa nhẹ, đẹp lại vừa bền và tốt. gắn trên vỏ bình là một chiếc quai bằng nhựa hoặc sắt…. tùy theo từng loại bình. Chiếc quai đó có thể quay đi quay lại dễ dàng giúp chúng ta có thể di chuyển ra chỗ khác mà không phải bưng bê. Trên chiếc nút bình là nắp bình, nó có chức năng bảo vệ nút phích, ngăn không cho trẻ em nghịch ngợm gây bỏng nước. nút bình bằng các lớp ren xoay chặt với miệng bình. Chiếc nắp bình đó có thể lấy làm cốc đựng nước cũng được.

   Bình thủy dùng để giữ nước nóng để pha chế trà, cà phê…. Tạo nên một nét đẹp văn hóa vừa mang tính chất cổ truyền của dân tộc vừa mang phong cách hiện đại.

     Bình thủy mua về không được rót nước sôi vào ngay mà chỉ rót nước nóng khoảng 50oC đến 60oC để khoảng nửa tiếng rồi đổ nước đó đi, rót nước sôi vào. Làm như vậy phích sẽ không bị vỡ.

  Để bảo quản phích lâu hỏng ta nên làm một chiếc khung bằng gỗ để đặt phích và giữ chặt lấy bình đặt khuân giữ bình ở nơi khô ráo, sạch sẽ tránh nóng và xa tầm tay trẻ em. Nếu đê bình không đúng quy cách có thể gây tai nạn bỏng vì bình giữ nhiệt cho nước sôi khá lâu.

    Điều quan trọng nhất là ta phải giũ gìn chiếc núm bình, vì núm bình giúp giữ khoảng chân không góp phần làm giảm khả năng truyền nhiệt của nước. chúng ta nên lưu ý khi rót nước nóng vào bình phải rót từ từ để ruột bình thích nghi với nhiệt đọ cao tì bình sẽ lâu hỏng hơn khi chúng ta không làm như vậy khi rót nước xong phải đậy nút bình cẩn thận. đối với nút bình bằng nhựa thì phải xoay đúng ren xoay thật chặt. còn với nút bình bằng gỗ ta cũng phải đậy cho vừ khít để nước nóng được lâu hơn. Nếu chúng ta không làm đúng cách thì ruột bình sẽ chóng hỏng vì không khí bên ngoài xâm nhập vào ruột phích.

    Bình thủy là một đồ dùng rất tiện lợi cho cuộc sống hang ngày trong mỗi gia đình. Nó như người bạn thân trong mỗi gia đình. Sáng sớm bác nông dân mang bình nước nóng ra đồng, pha ấm trà nóng khi đã cày xong thửa ruộng thì sangr khoái biết bao. Khách đến chơi nhà không phải “ đốt than, quạt nước” vì đã có bình ủ sẵn nước nóng pha trà mời khách rồi. như vậy có thể nói bình thủy đã góp phần tạo nên một nét đẹp văn hóa ở Việt Nam.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
4 lượt xem
2 đáp án
16 giờ trước