Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở Việt Nam

2 câu trả lời

Chắc hẳn ai cũng biết đến chùa Hương một danh lam thắng cảnh của Việt Nam. Hằng năm cứ đến mùng sáu tháng giêng sau tết Nguyên Đán nơi đây lại tổ chức lễ hội chùa Hương. Khách hành hương từ khắp mọi miền đất nước, việt kiều, du khách nước ngoài nườm nượp đổ về đây vừa để cầu mong một điều tốt lành vừa để đắm mình trong khung cảnh thần tiên của Hương Sơn.

Chùa Hương thuộc huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây, cách thủ đô Hà Nội khoảng 70 km về phía tây nam. Từ đây đi ô tô qua thị xã Hà Đông, Vân Đình, thẳng đến bến đục thì dừng. Du khách xuống đò, lướt theo dòng suối Yến Vĩ trong xanh giữa hai bên là cánh đồng lúa. Trước mắt là những dãy núi trùng điệp đẹp vô cùng!

Có thể nói cái đẹp của Hương Sơn được tạo nên từ bàn tay khéo léo kì công của con người và sự ban tàng của mẹ thiên nhiên. Các ngôi chùa được xây rải rác trên triền núi đá vôi, thấp thoáng bên dưới là những rừng cây xanh thẳm. Từ chân núi đi ngược lên hàng ngàn bậc đá cheo leo,hành khách sẽ thắp nhang ở chùa ngoài rồi vào chùa trong, lên chùa Giải Oan, chùa Thiên Mụ,với đọng hinh bồng, động Hương Tích. Chùa nào cũng cổ kính uy nghi ẩn hiện trong làn mờ mờ ảo ảo, tạo nên một bầu không khí huyền bí linh thiêng.Mỗi người đến đây đều mang theo một riêng nhưng tất cả mọi người đều cảm thấy trút bỏ được vướng bận hằng ngày, tất cả đều lâng thoải mái.

Trên con đường đóc quanh co, dòng người nối đuôi nhau, già trẻ, gái trai đủ mọi lứa tuổi, miền quê. Tất cả mọi người đều có được sự thân quen như người trong nhà trước câu “Nam mô A Di Đà Phật ”. Hương Sơn có rất nhiều động nhưng lớn nhất, kì thú nhất phải nói đến động Hương Tích. Lên đến đây, mọi mệt nhọc đều tan biến hết, trong lòng lâng lâng niềm hứng khởi. nơi đây hoa mơ nở trắng như tuyết điểm, hương thơm thoang thoảng trong gió. Tiếng chim ríu rít, tiếng suối róc rách lúc gần lúc xa. Đứng trên cửa động, du khách hít căng lồng ngực không khí thơm, trong lành.

Được chúa Trịnh Xâm ca ngợi là “Nam Thiên đệ nhất động”. Từ bên ngoài, cửa động như miêng một con rồng khổng lồ ăn sâu vào trong lòng núi. Đáy rộng và phẳng có thể chứa được mấy trăm người. Ánh đèn nến lung linh huyền ảo. Những nhũ đá, cột muôn hình vạn trạng, lấp lánh bảy sắc cầu vồng.

Muốn tham quan được hết chùa Hương phải mất mấy ngày mới thăm hết được. Ngồi trong động Hinh Bồng, lắng tai nghe tiếng gió tạo thành tiếng nhạc du dương trầm bổng ta sẽ được đắm mình vào trong cõi mộng. Trên đỉnh núi có một tảng đá lớn tương truyền đó là bàn cờ tiên. Mỗi năm một lần nơi đây các vị tiên ông thương hay đánh cờ đọ tài cao thấp ở đó. Còn có biết bao những sự tích, huyền thoại gắn liền với chùa Hương, tạo thêm cho vẻ kì bí linh thiêng của chốn phong cảnh hữu tình này.

Khi đi về, trong tay ai cũng đều mang về một thứ gì đó làm kỉ niệm. Du khách lên xe mà lòng bâng khuâng lưu luyến, không ai bảo ai mỗi người đều quay lại ngắm nhìn để in đậm những kỉ niệm về chùa Hương càng thêm tự hào về giang sơn gấm vóc mong sớm đến năm sau để lại có dịp tới thăm chùa Hương một lần nữa.

Ở sóc trngw nên viết về sóc trăng

Chùa Dơi ở Sóc Trăng thuộc đồng bằng sông Cửu Long tên cổ là Mahatup, còn gọi là chùa Mã Tộc. Ngôi chùa nằm trong một khu vườn rộng khoảng 3 ha, um tùm các loại cây ăn quả như xoài, vú sữa, sầu riêng, măng cụt... Gọi là chùa Dơi vì ngôi chùa nổi tiếng với một đàn dơi hàng vạn con. Ban ngày dơi treo mình trên các cành cây ngủ yên lành. Có nhiều cây dơi treo dốc đầu ngủ, chi chít nhễ lá. Khoảng thời gian từ tháng năm đến tháng tám là mùa sinh sản, mỗi dơi mẹ ôm một dơi con mà ngủ. Đi lại trong vườn chùa phải thật yên tĩnh, một tiếng ồn cũng có thể làm dơi mẹ giật mình, đánh rơi con.

Dơi trong chùa thuộc loại dơi quạ (Flying-fox). Con dơi mới đẻ sải cánh đã dài tới 50 cm, dơi trưởng thành sải cánh khoảng 1m và nặng xấp xỉ 1,5 kg. Đã từ hàng trăm năm nay, đàn dơi chọn vườn chùa làm nơi cư trú và nghỉ ngơi ban ngày. Hoàng hôn xuống, chúng thức giấc bay lên, ríu rít gọi nhau, lượn qua lượn lại mấy vòng, rồi mới từ giã ngôi chùa đi kiếm ăn. Có một điều rất lạ là dơi không hề ăn một trái chín nào ở vườn chùa. Chúng tung cánh bay đi xa, kiếm ăn trên những miệt vườn khắp vùng sông Tiền, sông Hậu, để rồi sáng sớm lại trở về ngủ trong vườn chùa. Có những cành cây ăn trái của nhà dân ngả sang vườn chùa thì đàn dơi cũng tránh, không con nào chịu ngủ trên những cành cây đó.

Đây là một điều thực tế, không phải là huyền thoại. Trong tình hình môi trường đang bị hủy hoại, chim thú đang bị săn bắt tàn bạo như hiện nay, thì chùa Dơi vẫn còn là một môi tường tốt và thanh bình cho hàng vạn con dơi. Đất lành chim đậu, có thể nói các nhà sư ngày trước đã tìm được một nơi đất lành để dựng chùa, mời gọi được đàn dơi về đây.

Nhưng chùa Dơi không chỉ nổi tiếng bởi những thứ đó. Ở đồng bằng sông Cửu Long có chừng 600 ngôi chùa của đồng bào dân tộc Khmer, thì chùa Dơi nổi lên như một quần thể kiến trúc đẹp vào bậc nhất. Mái chùa gồm hai tầng lớp ngói mầu. Phía đầu hồi, bốn đầu mái được chạm trổ tinh xảo hình rắn Naga cong vút. Trên đỉnh chùa có một ngọn tháp nhọn. Hàng cột đỡ bao quanh chùa, mỗi cột có một tượng tiên nữ Kemnar đôi tay chắp trước ngực như đang cất lời đón chào khách thăm viếng. Trong chính điện (sanctury) có một pho tượng Phật Thích Ca bằng đá nguyên khối trên một tòa sen cao khoảng hai mét. Khắp trên tường chùa là những bức tranh miêu tả cuộc đời Đức Phật, từ lúc ra đời tới khi được khai minh rồi nhập Niết bàn. Bên cạnh đó còn có một pho tượng sinh động miêu tả Đức Phật cưỡi trên rắn thần Muchalinda.

Trong khu vườn rộng còn có nhiều bảo tháp (stupa) chứa di hài các nhà sư quá cố, có lò hỏa táng, nhà ở của các sư và nhà hội Sa La như kiểu nhà rông hay hội trường...

Ban ngày đi thăm vườn chùa rợp bóng mát, nhìn hàng vạn con dơi treo mình ngủ trên cây mới thấm thía cái giá trị của sự bình yên, của một môi trường trong lành đang ngày càng trở nên cần thiết cho chim thú và cho chính con người

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
1 lượt xem
2 đáp án
45 phút trước