thuyết minh về đền ngọc sơn

2 câu trả lời

Đền Ngọc Sơn một không gian đền cổ kính trong lòng Hồ Gươm trong xanh, thơ mộng. Nổi bật trên nền trời là ngọn tháp bút vời vợi tạo thành một tổng thể kiến trúc Thiên – Nhân hợp nhất, gợi nên không ít dư âm chan hoà giữa con người với thiên nhiên.

Đền Ngọc Sơn – không gian văn hóa tâm linh giữa lòng Hồ Gươm.

Được xây dựng từ đầu thế kỷ 19, di tích lịch sử đền Ngọc Sơn ban đầu được biết đến với cái tên chùa Ngọc Sơn (chữ Nho: 玉山), sau đổi thành đền Ngọc Sơn vì trong đền thờ thần văn chương khoa cử là Văn Xương Đế Quân và thờ vị anh hùng có công phá quân Nguyên thế kỷ 13 là Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn.

Đền Ngọc Sơn tính tới nay đã trải qua nhiều lần đổi tên, xây dựng lại bắt đầu từ thời vua Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long, ông đã đặt tên ngôi đền là Ngọc Tượng.

Rồi đến thời nhà Trần, ngôi đền bắt đầu có tên là Ngọc Sơn.

Đến thời nhà Lê, chúa Trịnh Giang đã dựng cung Thụy Khánh trên nền đất đền Ngọc Sơn cũ. Cuối đời nhà Lê, cung Thụy Khánh bị phá hủy.

Ông Tín Trai – một nhà từ thiện thời đó đã dùng nền cung Thụy Khánh cũ, lập ra một ngôi chùa mới, lấy tên là chùa Ngọc Sơn. Trải qua nhiều năm tháng, ngôi chùa bị đổ nát. Ít năm sau, con trai của ông Tín Trai nhượng lại chùa cho một hội từ thiện.

Hội từ thiện tiến hành tu sửa, dỡ bỏ gác chuông chùa, cải tạo chùa thành đền thờ Văn Xương Đế Quân

Tới năm 1865, nhà nho Nguyễn Văn Siêu đứng ra tu sửa lại ngôi đền và dần dần có diện mạo như ngày nay. Đền Ngọc Sơn mới sửa được đắp thêm đất và xây kè đá xung quanh. Điểm nhấn tuyệt vời nhất là khi ông còn cho xây thêm đình Trấn Ba, bắc một cây cầu từ bờ Đông đi vào đền, gọi là cầu Thê Húc. Bên trái của đền ông cho dựng Đài Nghiên. Phía Đông trên núi Ngọc Bội ông cho xây Tháp Bút, tạo nên một thể hoàn chình.

Nguyễn Văn Siêu - một nhà văn hoá, một nghệ sĩ danh tiếng của Thăng Long ở thế kỷ 19.

Nguyễn Văn Siêu – một nhà văn hoá, một nghệ sĩ danh tiếng của Thăng Long ở thế kỷ 19. (ảnh sưu tầm)

Kiến trúc Đền không chỉ biểu hiện cho học vấn và văn chương mà còn được coi như một không gian văn hóa yên bình, gợi cảm giác chan hoà giữa con người và thiên nhiên.

Nội dung chính 

Đền được công nhận Di tích cấp Quốc gia.

Đền Ngọc Sơn ở đâu?

Kiến trúc tổng quan.

Tháp Bút

Đài Nghiên

Cầu Thê Húc

Đền Ngọc Sơn thờ ai?

Giờ mở cửa đón khách.

Cách lễ ở Đền Ngọc Sơn

Những địa điểm du lịch tâm linh gần Đền Ngọc Sơn

Đền được công nhận Di tích cấp Quốc gia.

Di Tích Đền Ngọc Sơn được chính thức công nhận cấp Quốc Gia là Di Tích Lịch Sử và Danh Lam Thắng Cảnh vào ngày 9/12/2013 cùng với hệ thống quần thể Hồ Hoàn Kiếm thuộc quận Hoàn Kiếm, Hà Nội theo Quyết định 2383/QĐ- TTG của Thủ tướng Chính phủ nhắm bảo vệ di sản văn hóa vật thể và phi vật thể Quốc gia. Ngoài ra Đền còn nằm trong số 9 di tích quốc gia đặc biệt trên tổng số 2.300 di tích được xếp hạng tại thành phố được Nhà nước chú trọng công tác bảo tồn và phát huy giá trị vốn có theo thời gian.

Đền Ngọc Sơn ở đâu?

Nằm tọa trên hòn đảo Ngọc Sơn của hồ Hoàn Kiếm – Hà Nội, băng qua “dải lụa đỏ” cầu Thế Húc cong cong, đền Ngọc Sơn như có sức hút của đá nam châm. Đền nằm trên một gò đất cao phía Đông Bắc của hồ, tạo nên sự hài hòa giữa công trình kiến trúc với bối cảnh thiên nhiên, khiến người ngắm nhìn khó cưỡng lại được với vẻ đẹp của Đền.

Ngọc Sơn - hòn đảo yên tĩnh giữa chỗ huyên náo phố phường.

Ngọc Sơn – hòn đảo yên tĩnh giữa chỗ huyên náo phố phường. (ảnh sưu tầm)

Kiến trúc tổng quan.

Kiến trúc tổng quan của đền Ngọc Sơn thể hiện khá rõ nét sự hòa hợp về tôn giáo và văn hiến qua ngàn năm lịch sử. Đó là một điển hình về không gian và kiến trúc tuyệt tác. Đền Ngọc Sơn được xây dựng theo kiến trúc hình chữ Tam. Bên trong đền có các câu đối, hoành phi và vật bài trí vô cùng linh thiêng. Kiến trúc đền Ngọc Sơn thể hiện rõ nét sự hòa hợp về tôn giáo qua nhiều năm tháng lịch sử. Cùng với Đền Ngọc Sơn, Tháp Bút – Đài Nghiên bên hồ Hoàn Kiếm trước cửa đền Ngọc Sơn cũng đều là những biểu tượng văn hóa, những công trình kiến trúc độc đáo, nổi tiếng của Thăng Long từ nhiều đời nay.

Có thơ viết rằng:

“Rủ nhau xem cảnh Kiếm hồXem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc SơnĐài Nghiên, tháp Bút chưa mònHỏi ai gây dựng nên non nước này”

Dấu vết của ngàn năm lịch sử văn hiến dân Việt như được ghim đậm trên từng bờ tường, từng mái ngói nơi đây, cùng với chiếc cầu Thê Húc cong cong bắc ngang từ bờ đến cổng đền Ngọc Sơn khiến khu quần thể danh lam thắng này vừa cổ kính, lộng lẫy, lại vừa lạ lẫm nhưng cũng rất thân thuộc trong dáng hình Hà Nội từ những năm xưa cũ.

Tháp Bút

Trên núi Ngọc Bội, trước khi vào cổng đền, năm 1865 danh sĩ Nguyễn Văn Siêu đã cho xây một tháp đá ngoài cổng cao 9 mét, đỉnh tháp là ngọn bút lông gọi là Tháp Bút Tháp được dựng trên ngọn núi do đá xếp, đường kính 12m, cao 4m. Tháp vuông có năm tầng, cao 28m. Phần thân tháp, Nguyễn Siêu tạc ba chữ “Tả Thiên Thanh” với ý nghĩa là “viết lên trời xanh” theo chiều dọc.

Đài Nghiên

Qua Tháp Bút, đặt ngay tại khu cổng chính là một Đài Nghiên bằng đá. Trên đỉnh Đài Nghiên có một viên đá được sử dụng để pha mực tàu viết chữ nho từ ngày xưa với hình nửa quả đào. Phía dưới là ba con cóc được khắc nguyên tảng, liền khối với bệ gạch, ba con cóc cùng há miệng như đang cùng kề, cùng nói điều gì hân hoan sau những ngày ngậm miệng. Mặt trước Đài Nghiên được khắc một vế đối “Kịch thiên bút thế thạch phong cao”, nghĩa là thế bút chống trời, cao như ngọn núi đá. Câu đối chính là khí phách độc lập tự chủ, khẳng định địa thế “tri thức” của người Việt ngàn đời. Trên Nghiên còn khắc một bài minh, nói rõ ý nghĩa việc dựng Đài Nghiên gồm 64 chữ! Ngoài ra, ở hai bên trái và phải của Đài Nghiên, có Bảng Rồng và Bảng Hổ, tượng trưng cho hai bảng lưu danh những người đỗ đạt cao từ xa xưa. Tháp Bút – Đài Nghiên là 2 trong 3 biểu tượng nằm trong quần thể Đền Ngọc Sơn (bao gồm cả Đình Trấn Ba) biểu trưng cho một nền văn hiến, văn chương của dân tộc.

Cầu Thê Húc

Cầu Thê Húc là con đường dẫn đến đền Ngọc Sơn. Cầu được làm bằng gỗ, thân cầu choãi rộng, tự ghim vào lòng hồ, tay vịn cũng có những chữ nhân bắt chéo, chia ra từng ô nhỏ giống như ô tướng sĩ bàn cờ. Cầu được sơn màu đỏ, có thiết kế cong cong như dải lụa đào, vắt qua làn nước xanh của Hồ Hoàn Kiếm bên cạnh những liễu rủ, cành đa cổ tích, nối phố xá ồn ào trung tâm thủ đô đến với đền Ngọc Sơn trên đảo Ngọc tĩnh lặng. Cầu Thê Húc được coi là biểu tượng của thần Mặt Trời vì tên gọi “Thê Húc” nghĩa là “nơi đậu ánh sáng Mặt Trời buổi sáng sớm”.

Trong đêm Cầu Thê Húc tỏa ánh sáng đỏ rực rỡ, điểm nhấn tuyệt đẹp cho không gian Hồ Gươm

Trong đêm Cầu Thê Húc tỏa ánh sáng đỏ rực rỡ, điểm nhấn tuyệt đẹp cho không gian Hồ Gươm (ảnh sưu tầm)

Đền Ngọc Sơn thờ ai?

Đền Ngọc Sơn có lịch sử khá lâu đời và đặc biệt. Xưa kia, đây vốn là ngôi đền thờ Quan đế để trấn áp cái ác, sau chuyển sang thờ Phật, cuối cùng Đền được tu sửa lại giống như ngày nay. Bước qua cổng đền Ngọc Sơn là đến đền chính gồm hai ngôi đền nối liền nhau: Ngôi đền thứ nhất ở phía Bắc thờ Hưng đạo Đại Vương Trần Quốc Tuần (Trần Hưng Đạo) và thần Văn Xương Đế Quân (chủ quản văn chương, khoa cử). Tượng của Hưng Đạo Vương được đặt trên một bệ đá cao 1m, hai bên là hai cầu thang bằng đá. Còn tượng Văn Xương Đế Quân dựng đứng uy nghiêm, trên tay ông cầm bút, thể hiện dáng vẻ thư thái, nho nhã. Phía Nam của đền còn có đình Trấn Ba (hay còn gọi là đình chắn song – ngụ ý là cột trụ đứng vững giữa những thay đổi thời thế). Đình Trấn Ba có hình vuông, bao gồm tám mái, mái hai tầng có 8 cột chống đỡ, bốn cột ngoài bằng đá, bốn cột trong được làm bằng gỗ đầy uy thế. Ngoài ra, Đền cũng thờ Phật A-di-đà, Lã Động Tân, Quan Vân Trường,.. nhằm thể hiện rõ quan niệm “tam giáo đồng nguyên” của người Việt với ý nghĩa rộng hơn là tinh thần đoàn kết, hòa hợp các tôn giáo.

Giờ mở cửa đón khách.

Đền Ngọc Sơn được mở cửa từ 7h sáng đến 18h hàng ngày. Khi ghé đền Ngọc Sơn khách tham quan, du lịch được khuyến khích ăn mặc lịch sự, kín đáo phù hợp với không gian linh thiêng, cổ kính của đền.

Cách lễ ở Đền Ngọc Sơn

Đền được mệnh danh là một điển hình về không gian và công trình kiến trúc. Sự kết hợp giữa đền và hồ nằm ngay trung tâm thủ đô đã tạo thành một tổng thể hài hoà, đăng đối, gợi nên cảm giác chan hoà giữa con người với thiên nhiên. Mỗi dịp Tết Nguyên Đán người dân Hà Thành nô nức chảy hội du xuân đến Đền Ngọc Sơn, dâng lễ xin lộc, thắp nén hương nhang tỏ lòng thành kính, cầu phúc an cho gia đình và người thân trong năm mới. Tuy nhiên lễ sao cho đúng cũng là yếu tố mà mỗi cá nhân nên quan tâm khi đến đây. Điều quan trọng tất thảy là phải “thành tâm”, ngoài ra nên chú ý khi lễ bái tại đền Ngọc Sơn như sau: – Cần lễ bái chư Phật – đền chính từ giữa trước, sau đó theo hướng từ phải sang trái đi sâu vào bên trong.- Khi bước vào đền chính, không được đi vào từ cửa giữa, mà phải đi vào từ hai cửa hai bên, đồng thời tuyệt đối không được dẫm lên bậu cửa.- Không nên làm ồn hoặc nói những lời bất kính đối với Phật, hoặc những danh nhân lịch sử, cũng không được có thái độ thiếu cung kính như tùy tiện dùng tay chỉ trỏ vào tượng thờ tại đền.- Khi bước đi không nên cắt ngang qua mặt những người đang quỳ lạy.- Không nên quỳ ngay sau những người đang đứng. Tùy vào từng đạo theo của mỗi người, có thể đứng/quỳ khi làm lễ nhưng cần phải lên trước.

Hương Phúc An là thương hiệu hương nhang được mọi người sử dụng nhiều khi lễ tại Đền Ngọc Sơn

Trải qua nhiều biến đổi, thăng trầm của thời gian và tạo hóa, quần thể di tích đền Ngọc Sơn Hà Nội vẫn luôn là biểu tượng cổ kính, đại diện cho nền văn vật nghìn năm và là niềm tự hào to lớn của người dân thủ đô cũng như cả nước. Ghé thăm Đền người ta dễ dàng thả mình vào không gian tĩnh lặng, bình yên đến lạ kỳ giữa thành phố đầy tấp nập và ồn ào. Đền Ngọc Sơn hôm nay, ngày mai hay tới những ngày sau nữa sẽ luôn là điểm đến tâm linh để dâng hương cầu mong bình an và sức khỏe, sẽ là nơi để mỗi người được thả lỏng để cảm nhận cuộc sống; để lưu lại những bức hình đẹp và khám phá những nét độc đáo của văn hóa Thủ đô Hà Nội

                                        “Rủ nhau xem cảnh Kiếm hồ

                                   Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn

                                         Đài Nghiên, tháp Bút chưa mòn

                                   Hỏi ai gây dựng nên non nước này.”

Những câu ca dao trên cũng lời bộc bạch, nhắn nhủ của người dân Hà Nội với khách từ thập phương về tụ hội tại trên mảnh đất thiêng liêng này.

Đã trải qua bao năm tháng, Hà Nội giờ đây đã được thay đổi từng ngày, nhưng những quần thể di tích lịch sử vẫn mãi trường tồn nguyên vẹn với thời gian. Một trong số đó phải kể đến Đền Ngọc Sơn một nền tinh hoa của văn hóa dân tộc.

Đền Ngọc Sơn tọa lạc trên đảo Ngọc thuộc địa phận của Hồ Hoàn Kiếm Hà Nội, đây là một quần thể di tích quốc gia đặc biệt.

Đền Ngọc Sơn hiện tại đã được xây dựng từ rất lâu khoảng thế kỷ 19, ban đầu có tên là chùa Ngọc Sơn, nhưng vì bên trong đền chỉ thờ Trần Hưng Đạo, các vị anh hùng có công trong thời kì quân Nguyên xâm lược vào khoảng thế kỷ 13 mà không có thờ cúng tượng Phật nên về sau người ta đặt nó là đền Ngọc Sơn.

Theo sử sách ghi lại, thì trước đây đền còn có tên goi là Ngọc Tượng do vua Lý Thái Tổ trong lúc dời đô ra Thăng Long đã đặt cho nó, về sau nhà Trần lên ngôi lại đổi thành tên như bây giờ Ngọc Sơn.

Được biết, ở thời Trần đây được xem là nơi dành để thờ cúng, tháp hương cho các vị tướng sĩ, binh lính có công chống phá Mông Nguyên mà không may trên chiến trường, nhưng sau đó thì nơi đây cũng bị sụp đổ do chiến tích của chiến tranh.

Vào khoảng năm 1735-1739, nơi đây xuất hiện thêm hai quả núi có tên là Đào Tai và Ngọc Bội, nằm ở hai bên bờ phía Đông phía trước đền Ngọc Sơn trong thời chúa Trịnh Giang cai trị.

Cùng với việc đắp hai quả núi, vua còn xây dựng thêm một cung điện Thụy Khánh uy nghi lộng lẫy, nhưng sau đó bị Lê Chiếu Thống phá hủy trở thành một đống tro tàn.

Về sau, một người từ thiện có công đức tên là Tín Trai đã đem lòng cung kính, khởi công xây dựng lại từ ngôi đấy cũ này và lập ra chùa Ngọc Sơn trang nghiêm, thanh tịnh. Một thời gian sau, chùa Ngọc Sơn được nhường cho một hội từ thiện để xây dựng sửa sang lại làm nơi thờ cho Tam Thánh.

Hội đã bỏ đi gác chuông phía trong chùa, thay vào đó là các gian điện chính, các dãy phòng phía hai bên để đặt thờ tượng của Văn Xương đế quân dần dần thay đổi kiến trúc của nó và sau đó là Bước qua cổng thứ hai sẽ có một lối đi nhỏ nối dài dẫn du khách đến Cổng Đài Nghiên vào ngay đến cầu Thê Húc.

Sau đó sẽ ghé ngang vào lầu Đắc Nguyệt, là một phần trong tổng thể kiến trúc của đền Ngọc Sơn. Lầu được xây dựng quy mô hai tầng, trên tầng hai có hai mái và có hai cửa sổ tròn. Qua lầu Đắc Nguyệt là sẽ đến ngôi đền chính, đây là nơi có sự kết hợp tinh tế giữa 3 lối kiến trúc: Bái Đường, Hậu Cung, Trung Đường, là nơi dành để lập bài vị thờ Tam Thánh và Trần Hưng Đạo. Trước khi bước vào đền Ngọc Sơn sẽ bước qua cổng Nghi Môn.

Được thiết kế một cách kiên cố, vững chắc bởi bốn cây cột bằng gạch và hai mảng tường lửng phía hai bên tạo nên vẻ tráng lệ, hùng vĩ.

Ngoài ra, phía trên đỉnh lại được điêu khắc thêm hình của bốn con phượng hoàng chụm đuôi và xòe cánh rộng, còn trên đỉnh hai cột ngoài cùng là hình con nghê trầu, vừa mang tính hiện đại vừa mang sự cổ kính độc đáo ấn tượng đối với du khách.

Ngoài ra, trên mỗi cột của cổng Nghi Môn đều có khắc những cặp câu đối chữ bằng Tiếng Hán, mang đậm bản sắc dân tộc, vừa giúp khắc họa di tích lịch sử vừa làm nâng cao vẻ đẹp gìn giữ truyền thống của dân tộc.

Phía cuối ngôi đền sẽ là hậu cung, là khu vực có diện tích khá hẹp so với nơi thờ vị anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo. Nằm ở phía xa xa đền Ngọc Sơn sẽ ngắm nhìn được tháp Rùa với nét đẹp cổ kính, thi vị, là biểu tượng nổi tiếng mang dấu ấn lịch sử của thủ đô Hà Nội.

Về phía nam sẽ có trấn Ba Đình, có mái hình vuông, mái hai tầng và được 8 cột chống đỡ, bốn cột bên ngoài vững chắc bằng đá, còn bốn cột bên trong thiết kế bằng gỗ khang trang, tinh tế.

Đền Ngọc Sơn, nơi chứa đựng vẻ đẹp mộc mạc bình dị, không chỉ là nơi tâm linh, thiêng liêng mà đến đây du khách còn có thể cảm nhận được bầu không khí yên tĩnh, trang nghiêm, tĩnh lặng giữa sự bộn bề tấp nập của thành phố.

Đền nằm trong cụm di tích lịch sử lâu đời, văn hóa cấp Quốc Gia gồm tháp Rùa và đền Ngọc Sơn vừa nên thơ, vừa hữu tình.                 

Qua một số bài thuyết minh về đền Ngọc Sơn trên, chúng ta cảm thấy sự linh thiêng, bình dị mà nơi đây mang lại. Kiến trúc cổ xưa, tinh tế góp phần tạo nên vẻ đẹp cho ngôi đền này cùng với biểu tượng tháp Rùa mang dấu ấn lịch sử của thủ đô Hà Nội.

                               Mời bạn tham khảo nha!

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
3 lượt xem
2 đáp án
12 giờ trước