Thuyết minh về chùa phượng vũ

1 câu trả lời

"Rước kiệu mùng chín tháng Giêng

Kiệu quay sông nước ngả nghiêng đất trời

Trăm ngàn du khách bồi hồi

Thăm chùa Phượng Vũ một đời không quên!"

     Nhắc đến tỉnh Thái Bình thì đương nhiên ko thể ko nhắc đến chùa phượng vũ bởi những nét độc đáo, đặc sắc của ngôi chùa này. 
      Chùa Phượng Vũ hay còn gọi là chùa Múa là một ngôi chùa cổ kính được xây dựng vào cuối thế kỷ 17 đời nhà Nguyễn, chùa nằm trong cụm di tích đền chùa Phượng Vũ, sở dĩ chùa có tên gọi như vậy vì ngày trước khi thánh Láng Lý Triều Quốc Sư Từ Đạo Hạnh đến mảnh đất này dạy dân trồng cấy, ngài mới thấy có mảnh đất hình con chim Phượng xòe cánh múa, thấy đất đắc địa ngài mới lập một ngôi chùa thờ Phật. Sau này ngài hóa thánh dân làng biết ơn ngài nên lập nên điện thờ ngài.

       Chùa Phật xây theo kiểu chữ đinh theo truyền thống của một ngôi chùa Bắc Việt qua về hướng tây, trong chùa Tam Bảo được bài trí gồm các bộ tượng Tam thế, Di Đà Tam Tôn, Pháp Hoa tam thánh, ngoài ra có những tượng Quan Âm Chuẩn Đề, Quan Âm Tọa Sơn,…..và Hai tượng Hộ pháp rất lớn, uy nghi bảo vệ cho chánh Pháp nhà Phật. Điện thờ thánh Lý Triều Quốc Sư Từ Đạo Hạnh quay về hướng nam, hướng của bát nhã, điện thờ xây kiểu chữ nhất, ngay sau điện là cung cấm xây chữ đinh, ngay sau cung cấm là một ngọn tháp liên hoa ba tầng. Ba công trình được xây trục Bắc Nam. Điện thời thánh Từ Đạo Hạnh với ba kiếp, vi tăng, vi đế, vi thần. Trong điện, cung cấm thời thánh còn rất nhiều đồ tế tự và một bát hương bằng đồng đen rất quý.
          Lễ hội được tổ chức vào mùng 7 đến 10 tháng giêng hàng năm, hội có tổ chức nghi thức rước kiệu đi dưới nước, gồm ba kiệu là Song Loan, Long Đình và Kiệu Lễ. Theo tục lệ, ngày 26 tết trai tráng trong làng sẽ đăng ký với nhà chùa xin chân rước Kiệu. Sang xuân, ngày 6 tết thì nhà chùa sẽ tổ chức dâng lễ thánh để xin bốc người rước kiệu, chỉ những người được thánh "phê chuẩn" sẽ được hầu thành. Ngày hôm trước (mùng 8 tháng giêng) thì các cụ cao niên trong lang và sư thầy lễ để cho các phù giá là trai tráng trong làng Thọ Lộc rước kiệu về đình làng Thọ Lộc và rước văn, sớ điệp về nhà ông trùm đám hội. Mùng 9 là chính hội thì lại rước kiệu từ đình ra chùa, lễ rước kiệu chùa Múa rất đặc sắc, nhất là có nghi thức quay kiệu và rước kiệu xuống sông ngay trong thời tiết đầu xuân giá rét.

        Lễ rước kiệu chùa Phượng vũ có nghi thức quay kiệu và rước kiệu lội xuống sông quay liên tục dưới nước hàng tiếng đồng hồ kể cả thời tiết lạnh hay ấm.Ngày hôm trước ,các cụ và sư thầy lễ để cho các phù giá là trai tráng rước kiệu về đình làng Thọ Lộc. Đến hôm chính hội, kiệu lại được đưa từ đình ra chùa.Những người này có 3 ngày để chuẩn bị sức khỏe, tinh thần cho buổi rước có thể kéo dài hàng giờ đồng hồ.Thanh niên từ 18 tuổi trở lên mới được phép tham gia. Đoàn rước kiệu đi vòng quanh làng và vào cả nhà dân.Những gia đình may mắn được kiệu ghé đến là những nhà đã từng làm chủ hội hoặc có công đóng góp cho nhà chùa. Mọi người ở đây đều mong ngóng đến lễ hội này.

        Nếu có dịp ghé thăm tỉnh Thái Bình, các bạn đừng bỏ lỡ cơ hội được đến thăm chùa Phượng Vũ nhé.Hy vọng rằng trong tương lai những nét văn hóa của chùa sẽ được lưu giữ và phát triển hơn nữa.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm