Thực tiễn là gì? Lấy VD? Nêu vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. GIÚP MÌNH VỚI Ạ, CHIỀU MÌNH TH RỒI,HUHU
2 câu trả lời
- Khái niệm: Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích, mang tính chất lịch sử – xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội.
- Các hình thức biểu hiện:
+ Hoạt động sản xuất vật chất.
+ Hoạt động chính trị – xã hội
+ Hoạt động thực nghiệm khoa học.
→ Hình thức này có quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong đó, hoạt động sản xuất vật chất là hình thức cơ bản chất.
Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
a/ Thực tiễn là cơ sở của nhận thức
- Vì: Mọi nhận thức của con người đều bắt nguồn từ thực tiễn. Nhờ tiếp xúc của các cơ quan cảm giác và hoạt động của bộ não, con người phát hiện ra các thuộc tính, hiểu được bản chất các sự vật, hiện tượng.
- Ví dụ:
+ Sự ra đời của các khoa học
+ Dự báo thời tiết.
+ Các câu tục ngữ…
b/ Thực tiễn là động lực của nhận thức
- Vì: Trong hoạt động động thực tiễn luôn đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ cho nhận thức phát triển.
- Ví dụ:
+ Công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay.
+ Trong sản xuất…
+ Trong học tập…
c/ Thực tiễn là mục đích của nhận thức
- Vì: Các tri thức khoa học chỉ có giá trị khi được ứng dụng trong hoạt động thực tiễn tạo ra của cải cho xã hội.
- Ví dụ: Ứng dụng các phát minh khoa học: công nghệ điện tử, công nghệ sinh học…
d/ Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý
- Vì: Chỉ có đem những tri thức đã thu nhận được qua nhận thức đối chiếu với thực tiễn để kiểm tra, kiểm nghiệm mới khẳng định được tính đúng đắn của nó.
- Ví dụ:
+ Chân lý: Không có gì quý hơn độc lập tự do.
+ Nhà bác học Galilê phát minh ra định luật về sức cản của không khí
Chúc bạn học tốt!
Thực tiễn là gì ?
Trả lời: Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử – xã hội của con người nhằm cải biến thế giới khách quan, thực tiễn là hoạt động vật chất. Tất cả những hoạt động bên ngoài hoạt động tinh thần của con người đều là hoạt động thực tiễn.
Ví dụ :
Ví dụ: Hoạt động gặt lúa của nông dân, lao động của các công nhân trong các nhà máy, xí nghiệp…
Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức :
+ Thực tiễn là cơ sở của nhận thức
+ Thực tiễn là mục đích của nhận thức
+ Thực tiễn là động lực chủ yếu và trực tiếp của nhận thức
+Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý
Mong tuss cho 5sa0 + tlhn nak