thủ đoạn nổi bật nhất của Mỹ trong tiến hành cuộc triến tránh phá hoại miền Bắc VN lần thứ hai (1972-1973)là gì ?

2 câu trả lời

Đầu năm 1972, cuộc tiến công chiến lược của ta trên chiến trường miền Nam đã đập vỡ tuyến phòng ngự cơ bản vòng ngoài trên các địa bàn trọng yếu của địch. Trước những thất bại nặng nề trên khắp các chiến trường miền Nam, từ ngày 30-3 đến ngày 5-4-1972, “nhóm hành động đặc biệt” do Kít-xinh-giơ cầm đầu đã liên tiếp họp bàn cứu vãn tình thế.

Để cứu vãn sự sụp đổ trông thấy của quân ngụy ở miền Nam Việt Nam, chính quyền Ních-xơn phải áp dụng một chủ trương chiến lược vượt ra ngoài khuôn khổ của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, đó là “Mỹ hóa” trở lại cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân ở miền Nam. Chúng tăng số máy bay chiến lược, chiến thuật lên gấp hai lần, tăng số tàu chiến lên gấp ba lần, sử dụng không quân và hải quân Mỹ làm lực lượng chiến đấu trực tiếp, phối hợp với quân ngụy mở cuộc phản kích lớn trên chiến trường miền Nam, trọng điểm là mặt trận Quảng Trị.

Từ ngày 6 tháng 4, Ních-xơn huy động một lực lượng lớn máy bay, tàu chiến đánh ồ ạt nhiều vùng đông dân từ Quảng Bình đến Lạng Sơn, gây cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai đối với miền Bắc. Ngày 10-4, máy bay B-52 Mỹ ném bom thành phố Vinh, ngày 13-4 ném bom Thanh Hóa; ngày 16-4 ném bom thành phố Hải Phòng. Đặc biệt ngày 8 tháng 5 năm 1972, Ních-xơn tuyên bố thực hiện cái gọi là “hành động quân sự có tính chất quyết định”, ra lệnh thả mìn phong tỏa vùng biển miền Bắc.

Ngày 9-5, máy bay Mỹ bắn vào hai tàu chở hàng của Liên Xô và thả hơn 1000 quả thủy lôi phong tỏa cảng Hải Phòng, làm cho 36 tàu thuộc nhiều nước bị dồn ứ ở cảng. Những ngày sau đó, Mỹ tiếp tục phong tỏa 43 khu vực cảng biển và cửa sông thuộc 10 tỉnh của miền Bắc. Hành động ngang ngược đó của Mỹ chẳng những gây phẫn nộ cho những nước có tàu biển vào ra các cảng miền Bắc Việt Nam mà còn bị nhân dân khắp các nước trên thế giới lên án kịch liệt.

Khác với cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của chính quyền Giôn-xơn, lần này Mỹ huy động lực lượng lớn hơn, đánh ồ ạt ngay từ đầu với nhiều loại máy bay và vũ khí kỹ thuật mới hoặc đã được cải tiến. Trong chiến tranh phá hoại lần 2, Mỹ đã sử dụng một lực lượng quân sự khổng lồ để đánh phá miền Bắc: 40% tổng số máy bay chiến thuật, 50% máy bay chiến lược (193 máy bay chiến lược B52, 1.400 máy bay chiến thuật), 65 tàu chiến, 7 tàu sân bay (trong tổng số 14 tàu sân bay).

Phối hợp với các hành động quân sự, Ních-xơn đơn phương tuyên bố hoãn không thời hạn các phiên họp của Hội nghị Paris. Bằng các thủ đoạn chính trị và ngoại giao xảo quyệt, chính quyền Mỹ đã tìm mọi cách hạn chế sự chi viện của các nước xã hội chủ nghĩa cho nước ta, gây sức ép buộc ta phải nhận giải pháp có lợi cho Mỹ. Sau chuyến đi Bắc Kinh và ký thông cáo Thượng Hải tháng 2-1972, từ ngày 20 đến ngày 29 tháng 5 năm 1972, Ních-xơn và Kít-xinh-giơ lại đi Mátxcơva tiến hành hội nghị cấp cao với các nhà lãnh đạo Liên Xô (cũ). Trên máy bay rời Oasinhtơn đi Mátxcơva, Kít-xinh-giơ đã nói với Ních-xơn rằng “đây phải là một trong những đòn ngoại giao lớn của tất cả các thời đại”. Ních-xơn còn hăm dọa rằng, Mỹ quyết tâm đưa cuộc chiến tranh đến kết thúc, nếu cần, bằng biện pháp quân sự, đồng thời ông ta ra sức quảng cáo chuyến đi thăm “giật gân” này là một đóng góp lớn đưa đến chấm dứt chiến tranh Việt Nam.

Trong cả nước ta, cuộc chiến tranh chống Mỹ diễn biến hết sức phức tạp trên tất cả các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao. Trên miền Bắc, quân và dân ta đã có kinh nghiệm đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất. Các địa phương nhanh chóng kịp thời chuyển hướng sản xuất đẩy mạnh công tác phòng không nhân dân, chuyển mọi hoạt động vào thời chiến. Một bộ phận nhân dân, các kho tàng, xí nghiệp của Nhà nước, các cơ sở hậu cần - kỹ thuật của quân đội một lần nữa được sơ tán, phân tán khỏi các thành phố, thị xã và các trọng điểm giao thông.

Các lực lượng vũ trang được tăng cường về số lượng và chất lượng theo yêu cầu, nhiệm vụ và quy mô mới của cuộc chiến đấu chống không quân và hải quân Mỹ. Lực lượng phòng không phát triển thêm 01 sư đoàn, 3 trung đoàn, 20 tiểu đoàn, được trang bị thêm pháo cao xạ, tên lửa, rada và nhiều khí tài kỹ thuật mới. Nhiều đơn vị binh chủng chiến đấu và phục vụ được thành lập. Chỉ trong một thời gian ngắn, lực lượng vũ trang tập trung trên miền Bắc đã phát triển thêm 10%. Bộ đội chủ lực các quân khu miền Bắc tăng gấp 2 lần, riêng Quân khu 4 tăng gấp 5 lần.

Lực lượng bắn máy bay, tàu chiến của dân quân, tự vệ tăng nhanh, được trang bị khá mạnh, tổ chức thích hợp. Đến giữa năm 1972, ngoài các tổ, đội trực chiến, dân quân tự vệ miền Bắc đã tổ chức hàng chục đại đội trang bị pháo cao xạ 37, 57 và 100 mm.

Các lực lượng phòng không ba thứ quân miền Bắc đã bước vào cuộc chiến đấu mới. Trong chiến tranh phá hoại lần 2, quân và dân miền Bắc đã bắn rơi 651 máy bay Mỹ; bắn chìm và bắn bị thương 80 tàu chiến, tàu biệt kích…; phá, gỡ hàng trăm thủy lôi, bom từ trường; diệt và bắt sống hàng trăm giặc lái; duy trì việc tiếp nhận viện trợ quốc tế, đẩy mạnh chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến; bảo đảm được các tuyến giao thông chiến lược để chi viện cho tiền tuyến; phát triển thắng lợi cuộc tiến công chiến lược trên chiến trường miền Nam.Đế quốc Mỹ bị tổn thất lớn và không đạt được mục tiêu trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc. Phong trào phản đối chiến tranh xâm lược Việt Nam trên thế giới và ngay trong nước Mỹ lại bùng lên mạnh mẽ. Trên chiến trường miền Nam, Mỹ - ngụy vẫn tiếp tục thua đau. Trước tình hình đó, ngày 22-10-1972, Tổng thống Mỹ Ních-xơn buộc phải tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra, chấm dứt chiến dịch. Một lần nữa cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mỹ đối với miền Bắc nước ta lại bị thất bại nặng nề, đẩy chúng rơi vào thực tế vùng vẫy và sa lầy một cách nghiêm trọng trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam.

XIN CHỦ THỚT CHO CTLHN

Thủ đoạn nổi bật nhất của Mỹ trong tiến hành cuộc triến tránh phá hoại miền Bắc VN lần thứ hai (1972-1973)là cứu nguy cho chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và tạo thế mạnh trên bàn đàm phán.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm