“...Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua. Đôi cánh tôi, trước kia ngắn hủn hoẳn bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe thấy tiếng phành phạch giòn giã. Lúc tôi đi bách bộ thì cả người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn. Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Tôi lấy làm hãnh diện với bà con về cặp râu ấy lắm. Cứ chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu”. (Dế Mèn phiêu lưu kí, Tô Hoài) b. Xác định ngôi kể trong đoạn trích và nêu tác dụng của việc dùng ngôi kể đó. c. Phân tích cấu tạo ngữ pháp a. Xác định các phương thức biểu đạt có trong đoạn văn trên. câu 1 trong đoạn văn và xác định câu đó được mở rộng thành phần nào? d. Nội dung của đoạn trích? e. Từ nội dung của đoạn trích em hãy suy nghĩ về tính tự tin, tự cao tự đại ở con người.

2 câu trả lời

b,

Ngôi kể trong đoạn trích: Ngôi kể thứ nhất

-> Nhân vật xưng tôi

Tác dụng:

+ Khiến cho người đọc dễ hiểu được câu chuyện, đồng thời có thể đồng cảm, thấu hiểu cho nhân vật một cách dễ dàng hơn.

a, PTBĐ: Miêu Tả + Tự Sự

c, Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi/ co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ.

TN: Thỉnh Thoảng ( TN chỉ thời gian)

TN: muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt ( TN chỉ mục đích)

CN: Tôi

VN: co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ.
-> Mở rộng thành phần vị ngữ ( Cụ thể: đạp phanh phách )

d, Nội dung của đoạn trích: Miêu tả cơ thể đẹp, khỏe và chắc của Dế Mèn.

e, 

Tính tự tin, tự cao tự đại của con người đôi khi có thể đem lại những sự vô cùng đáng sợ. Nó có thể khiến cho họ trở nên thất bại, không một ai ưa. Đó là lý do ở đời, không nên quá tự tin, dẫu tự tin là tốt nhưng không nên tự tin thái quá, tự cao tự đại, bằng không như thế chính là sẽ rước họa vào cho bản thân.

b. Xác định ngôi kể trong đoạn trích và nêu tác dụng của việc dùng ngôi kể đó.
⇒ Ngôi kể : Ngôi thứ nhất. Vì người kể xưng tôi.

⇒ Tác dụng: làm cho người đọc nắm bắt tâm trạng nhân vật sâu sắc, sinh động, chân thật và gần gũi hơn.

c. Phân tích cấu tạo ngữ pháp a. Xác định các phương thức biểu đạt có trong đoạn văn trên. câu 1 trong đoạn văn và xác định câu đó được mở rộng thành phần nào?

⇒ Phương thức biểu đạt : Tự sự và Miêu tả.

⇒ Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, tôi/ co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ.

Trạng Ngữ 1 là : Thỉnh Thoảng ( Trạng Ngữ chỉ thời gian cho câu)

Trạng Ngữ 2 là : Muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt ( Trạng Ngữ chỉ mục đích cho câu)

Chủ Ngữ là : Tôi

Vị ngữ là : co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ.

d. Nội dung của đoạn trích?

⇒ Nội dung đoạn trích: Miêu tả vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn.

Câu e : Trả lời :
⇒  Tự cao , tự đại như một chất axit ăn mòn nhân cách và huỷ hoại cuộc sống của con người. Bởi sự kiêu ngạo, thói tự cao sẽ kéo theo những đức tính xấu khác như sự ích kỉ, bảo thủ. Chính vì luôn cho mình là đúng, luôn cho những thứ của mình là tốt nhất nên con người thường không muốn san sẻ những điều mình có cho bất cứ một ai khác. Bên cạnh đó, có thể thấy những người kiêu ngạo, tự cao lại chính là những người cô đơn, cô độc nhất. Vì chính thói tự cao, kiêu ngạo đã khiến những người xung quanh mất đi thiện cảm hay đúng hơn là chính những người đó đang tự tách bản thân mình ra khỏi khối cộng đồng chung. Mặt khác, thói tự cao, kiêu ngạo cũng dẫn đến những hậu quả khó lường trong cuộc sống. Cứ tự huyễn hoặc vào khả năng của bản thân mà không cần tới sự góp ý và giúp đỡ của người khác, khi gặp phải những khó khan lại trở tay không kịp rồi trở thành kẻ thất bại. Hay đánh giá thấp người khác mà coi thường khả năng của họ để rồi nhận kết cục là kẻ bại trận. Chắc chúng ta vẫn còn nhớ những câu chuyện của tuổi thơ dạy chúng ta những bài học về sự kiêu ngạo, tự cao như: “Rùa và Thỏ”. Vì tự đắc vào khả năng của bản thân mà Thỏ trở thành kẻ bại trận trong cuộc đua tốc độ tưởng chừng như sẽ thắng mười mươi để rồi trở thành trò cười cho cả khu rừng.