“Tại một vùng nông thôn nước Mĩ, có hai anh em nhà kia vì quá đói kém, bần cùng đã rủ nhau đi ăn cắp cừu của nông dân trong vùng. Không may hai anh em bị bắt. Dân trong làng đưa ra một hình phạt là khắc lên trán tội nhân hai mẫu tự “ST”, có nghĩa là quân trộm cắp (viết tắt từ chữ “stealer”). Không chịu nổi sự nhục nhã này, người anh đã trốn sang một vùng khác sinh sống. Thế nhưng anh chẳng bao giờ quên được nỗi nhục nhã mỗi khi ai đó hỏi anh về ý nghĩa hai chữ “ST”. Còn người em tự nói với bản thân mình: “Tôi không thể từ bỏ sự tin tưởng của những người xung quanh và của chính tôi”. Thế là anh tiếp tục ở lại xứ sở của mình. Bằng sự nỗ lực, anh đã xây dựng cho mình một sự nghiệp cũng như tiếng thơm là một người nhân hậu. Một ngày kia, có một người khách đến làng vì tò mò đã hỏi một cụ già trong làng về ý nghĩa hai mẫu tự trên trán người em. Cụ già suy nghĩ một hồi rồi trả lời: “Tôi không biết rõ lai lịch của hai chữ viết tắt ấy, nhưng cứ nhìn vào cuộc sống của anh ta, tôi đoán hai chữ đó có nghĩa là người thánh thiện”(viết tắt từ chữ “saint”) (Theo Câu chuyện hàng tuần) Câu 3.Ghi lại một câu phủ định một câu có trạng ngữ một câu có phó từ một câu có chỉ từ trong văn bản trên (gạch chân chỉ rõ)

1 câu trả lời

Tôi không thể từ bỏ sự tin tưởng của những người xung quanh và của chính tôi - câu phủ định

Tại một vùng nông thôn nước Mĩ, có hai anh em nhà kia vì quá đói kém, bần cùng đã rủ nhau đi ăn cắp cừu của nông dân trong vùng. - câu có trạng ngữ

Tại một vùng nông thôn nước Mĩ, có hai anh em nhà kia vì quá đói kém, bần cùng đã rủ nhau đi ăn cắp cừu của nông dân trong vùng. - câu có phó từ

Không chịu nổi sự nhục nhã này, người anh đã trốn sang một vùng khác sinh sống. - câu có chỉ từ

Câu hỏi trong lớp Xem thêm