tả phong cảnh đền hùng ( khoảng 18 dòng nha)

2 câu trả lời

Đề Bài:Tả phong cảnh đền hùng ( khoảng 18 dòng nha)

Bài Làm:

Trong những chuyến tham quan du lịch thì Đền Hùng chính là địa điểm để lại cho em nhiều kỉ niệm sâu sắc nhất, đền Hùng nằm ở đỉnh núi Ngọc Lĩnh, Việt Trì, Phú Thọ, khung cảnh nơi đây được bao bọc bởi núi rừng tạo nên sự yên tĩnh linh thiêng cho ngôi đền, vào ngày giỗ tổ Hùng Vương rất nhiều người từ khắp các tỉnh thành trên cả nước và các khách du lịch nước ngoài về đây để thăm quan du lịch, cầu bình an, may mắn. Đền Hùng nổi tiếng bởi nét đẹp cổ kính, thoáng đãng với ba khu di tích chính là đền Hạ, đền Trung và đền Thượng.

Thăm quan đền, khách du lịch sẽ đi từ đền này đến đền kia, tại mỗi đền đều có những vẻ đẹp riêng biệt mà mỗi người được trải nghiệm, cảm nhận theo những cách khác nhau. Con đường đến với đền như một con đường lên núi, muốn chiêm ngưỡng được những vẻ đẹp của đền khách tham quan cần leo rất nhiều bậc thang, xung quanh là cây xanh bao phủ tạo nên cảm giác hòa mình vào với núi rừng thiên nhiên. Đặc biệt những cây ở đây cành lá xum xuê, thân xù xì vô cùng to lớn đã sống hơn một trăm năm tuổi.

Đền thời đầu tiên, cũng là đền có quãng đường gần nhất là đền Hạ, đền Hạ đã được xây dựng từ rất lâu đời với kiến trúc cổ xưa, nơi đây có không khí mát mẻ, hương khói khắp nơi tạo cảm giác vô cùng thiêng liêng, tới đền Hạ khách tham quan bắt đầu chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên xung quanh sau đó là làm lễ cầu bình an, may mắn. Tương truyền nơi đây chính là nơi mẹ Âu cơ sinh ra bọc trứng trăm con, hình thành nên đồng bào ta như bây giờ, sau khi đã tham quan và làm lễ mọi người sẽ nghỉ ngơi tại những chiếc ghế đá trước sân đền để rồi tiếp tục đến với đền Trung.

Quãng đường từ đền Hạ tới với đền Trung gần hơn so với từ nơi bắt đầu đến với đền Hạ, đền Trung là nơi các vua Hùng thường xuyên họp bàn việc quân, việc nước, là nơi có khung cảnh yên tĩnh cùng với các cây cổ thụ xung quanh đền, cảnh vật xung quanh cũng không khác là bao so với đền Hạ, nhưng tại mỗi đền thờ đều có một ý nghĩa, một câu chuyện riêng, chính điều đó đã tạo nên sự khác biệt cho mỗi ngôi đền, sau khi đã tham quan đền trung thì điểm đến cuối cùng cũng là điểm đến cao nhất đó là đền Thượng, đền nằm cao chót vót trên đỉnh núi Ngọc Lĩnh, dù ở trên cao nhưng xung quanh đền cây cối xanh tươi, không khí mát mẻ tạo cảm giác thoải mái cho khách tham quan sau quãng đường dài. Cuối cùng là quãng đường đi xuống, không còn phải leo những bậc thang dài thênh thang như ban đầu nữa, quãng đường đi xuống trở nên dễ dàng hơn nhiều, trên con đường đó khách tham quan được tìm hiểu về đền Giếng, một ngôi đền có hình tròn như một cái miệng giếng, mái che của đền rất cổ kính, nước trong đền có màu xanh của ngọc bích, sau cùng chuyến tham quan trên đường trở về mọi người sẽ được nghỉ ngơi, ăn một vài món ăn nổi tiếng và mua một vài món đồ kỉ niệm làm quà cho bạn bè, người thân của mình.

Chuyến tham quan đó là nét đẹp mà ngôi đền đem lại, ngoài nét đẹp bên ngoài thiên nhiên ban tặng thì nét đẹp về một nền văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam là điều đáng quý nhất mà nơi đây có được.

@Ng Minh Cường

#Chúc bạn  học tốt

Mình hc lớp 9 nên viết hơi dài.Mong bạn thông cảm

  "Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba" 

Thật tự hào biết bao khi em được làm một người học sinh còn thơ bé trên Tổ Quốc Việt Nam ta. Trên quê hương em có đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. 

Đền Hùng có một tên gọi chung cho quần thể đền thờ các vị vua Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh thuộc tỉnh Phú Thọ. Đứng trên núi Nghĩa Lĩnh nhìn ra bốn bề, ta có thể thấy trước mặt là Ngã ba Hạc, nơi sông Lô nhập vào dòng với sông  Hồng. Phía bên trái là dãy núi Tam Đảo hùng vĩ. Phía bên phải là ngọn Ba Vì nhìn bị mờ xanh lúc ẩn lúc hiện.Phía xa xa là núi Sóc Sơn nơi in dấu những chiếc chân ngựa sắt Phù Đổng.Khu di tích lịch sử Đền Hùng bao gồm ba đền chính là đền Hạ, đền Trung và đền Thượng theo thứ tự từ dưới cuối chân núi để đi lên. Từ những bậc đầu tiên dưới chân núi, ta sẽ bước lên nhiều bậc đá để đi qua cổng, cổng được xây kiểu vòm cuốn cao, tầng dưới có một cửa vòm cuốn lớn, đầu cột trụ cống tầng trên có cửa vòm nhỏ hơn, bốn góc tầng mái trang trí hình rồng, đắp nổi hai con nghê. Giữa cột trụ và cổng đắp nổi phù điêu hai võ sỹ, một người cầm giáo, một người cầm rìu chiến, mặc áo giáp, ngực trang trí hổ phù. Trước đền Thượng có một cột đá cao khoảng tầm năm gang, rộng khoảng tầm ba tấc. Theo như ngọc phả, trước khi dời đô để đi về Phong Khê , An Dương Vương đã dựng mốc đá đó, thề với các vua Hùng giữ vững giang sơn. Đi theo lối cũ đến lưng chừng có núi đền Trung thờ 18 các chi vua Hùng. Đi dần xuống là đền Hạ , chùa Thiên Quang và cuối cùng là đền Giếng , nơi có giếng ngọc trong xanh vời vợi.

Quả thực sự, nếu ai đã từng đến với Đền Hùng và đã đến thăm đền Hùng thì đó chính là được một lần sống trong cảm giác thiêng liêng nhuốm sắc màu huyền thoại như thế của lịch sử thì đâu cần đi qua “xóm núi Thậm Thình”, dù có ở bất cứ nơi đâu thì trong lòng ta cũng luôn nhớ đến “nước non mình nghìn năm”. Em rất yêu phong cảnh đền Hùng.

tui gửi nhá

Câu hỏi trong lớp Xem thêm