:::::::Sáng ra bờ suối tối vào hang ::: Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng :::::::Bàn đá chông chênh lịch sử Đảng Viết đoạn căn 12 câu theo cách diễn dịch,phân tích 3 câu thơ trên,trong đó có sử dụng 1 câu ghép Giúp mik vs ạ thak kiu Chỉ phân tích 3 câu thơ trên thôi nha!!!!

2 câu trả lời

Ba câu thơ đã vẽ lên trước mắt người đọc cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác ở hang Pác Bó.  Khi nhắc đến chỗ ở, khung cảnh sinh hoạt thường ngày của mình, Bác đã dùng một giọng điệu thơ hết sức vui tươi xen lẫn sự hóm hỉnh : Sáng ra bờ suối tối vào hang. Nhịp thơ 4/3 cùng với phép đối "sáng" - "tối", "ra - vào" đã cho chúng ta thấy được nếp sinh hoạt nhịp nhàng, đều đặn của Bác, sư gắn bó hòa hơp giữa con người với thiên nhiên. Đó là một cuộc sống hài hòa, thư tái, có ý nghĩa của một người cách mạng luôn làm chủ hoàn cảnh. Chính tâm hồn ung dung, thoải mái đã giúp Bác chiến thắng mọi hoàn cảnh khắc nghiệt.Nếu như câu thơ thứ nhất nói về cảnh sống, nơi ở thì câu thơ thứ hai lại cho ta thấy chuyện ăn uống của Bác. Cháo ngô, măng rừng đã thay thế cho cơm trở thành món ăn quen thuộc có mặt hàng ngày trong bữa ăn của Bác. Đây là cách nói rất thực của Bác. Cụm từ " vẫn sẵn sàng" cho thấy cháo bẹ rau măng dù kham khổ nhưng lúc nào cũng đầy đủ, trở thành món ăn thú vị, đồng thời còn cho thấy một tâm thế, một tinh thần Cách mạng luôn sẵn sàng dù cuộc sống có gian khổ. Không chỉ nơi ở hiểm trở, bữa ăn đạm bạc, dân dã mà ngay cả đến nơi làm việc của người đứng đầu lãnh đạo cách mạng Việt Nam cũng "chông chênh". " Chong chênh" không chỉ miêu tả cái bàn đá tự tạo mà còn phần nào gợi ra cái ý nghĩa tượng trưng cho thế lưc cách mạng nước ta đang trong thời kì khó khăn. Hình tượng người chiến sĩ được khắc hoạ chân thực vừa có tầm vóc lớn lao, trong tư thế uy nghi, giống như bức tượng đài vị lãnh tụ cách mạng. Với người cách mạng những khó khăn vật chất thì cũng không thể cản trở cách mạng. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào người cách mạng vẫn có thể hoà hợp với thiên nhiên, thích nghi với hoàn cảnh. Đó là tình yêu thiên nhiên, yêu công việc Cách mạng. 

- câu ghép: Nếu như câu thơ thứ nhất nói về cảnh sống, nơi ở thì câu thơ thứ hai lại cho ta thấy chuyện ăn uống của Bác

Câu thơ có thời gian, không gian và hành động. Thời gian là "sáng" và "tối", không gian là "suối" và "hang”, hoạt động là "ra" và "vào". Mọi hoạt động đã trở thành nền nếp, từ sáng đến tối, từ suối đến hang, từ ra đến vào. Khi cách mạng còn trứng nước, hoạt động chính trị gây dựng phong trào là chính, còn bí mật và nhiều khó khăn. Người chiến sĩ vĩ đại của dân tộc đã sống và làm việc tại Pác Bó: "Sáng ra bờ suối tối vào hang". Quy luật vận động ấy thể hiện một tinh thần làm chủ hoàn cảnh rất chủ động và lạc quan. Sống và hoạt động bí mật nơi suối rừng hang động chí có cháo bẹ rau măng nhưng sẵn có, đủ dùng ở nơi suối hang này. Đằng sau vần thơ là nụ cười của một con người lão thực, gian khổ khó khăn vẫn lạc quan yêu đời. Đất nước cần, Bác viết "Đường cách mạng". Phong trào và cán bộ cần, Người "dịch sử Đảng". Hình ảnh "bùn đá chông chênh" không chỉ nói lên khó khăn thiếu thốn chồng chất mà nó còn biểu lộ tinh thần phấn đấu hi sinh vì sự thăng lợi của cách mạng.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
4 lượt xem
2 đáp án
3 giờ trước