Phiếu Bài Tập số 1 BT1 : Nêu công dụng của dấu ngoặc đơn , dấu hai chấm và dấu ngoặc kép : a , " Tôi đã một lần nghe bà khoe từ mùa hè năm ngoái : - Cửa Tùng là nhất nước đẩy ông ra a . Tôi đã đi tắm mát ở khắp nước ta . Cửa biển , bãi biển nào , ngày xưa tôi cũng có tắm qua cả , kể từ đầu Bắc cho đến cuối Nam , Trà Cổ , Đồ Sơn , Sầm Sơn , Cửa Lò , Đèo Ngang , Cửa Nhật Lệ , Cửa Thuận , Cửa Đại ( Quảng Nam ) , Sa Huỳnh ( Quảng Ngãi ) , Quy Nhơn , Nha Trang , Long Hải , Ô Cấp ( Nam Bộ ) , không đâu bằng Cửa Tùng , có đúng thế không ? ".... ( Kí của Nguyễn Tuân ) b , Thấy lão nằn nỉ mãi , tôi đành nhận vậy . Lúc lão ra về , tôi còn hỏi : - Có đồng nào , cụ nhặt nhanh đưa cho tôi cả thì cụ lấy gì mà ăn ? Lão cười nhạt bảo : - Được ạ ! Tôi đã liệu đâu vào đấy ... Thế nào cũng xong . Luôn mấy hôm , tôi thấy lão lão Hạc chỉ ăn khoai . Rồi thì khoai cũng hết . Bắt đầu từ đấy , lão chế tạo được món gì , ăn món ấy . Hôm thì lão ăn củ chuối , hôm thì lão ăn sung luộc , hôm thì ăn rau má , với thỉnh thoảng một vài củ ráy hay bữa trai , bữa ốc ". c , Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp ( 1946 -1954 ) , Bác Hồ sống và hoạt động tại chiến khu Việt Bắc " Bốn phương lồng lộng thủ đô gió ngàn ". Những năm tháng máu lửa ấy , Bác có viết một số bài thơ chữ Hán và thơ Tiếng Việt , tiêu biểu nhất là các bài : " Cảng rừng Việt Bắc " , " Cảnh khuya " , " Đi thuyền trên sông Đáy " . Tình yêu nước thương dân , tình yêu thiên nhiên , tinh thần lạc quan yêu đời .... dào đạt trên những vần thơ của Bác : " Lòng riêng riêng những bản hoàn Lo sao khôi phục giang san Tiên Rồng " . ( Đi thuyền trên sông Đáy ) " Tiếng suối trong như tiếng hát xa , Trăng lồng cổ thụ , bóng lồng hoa ". ( Cảnh khuya ) " Kháng chiến thành công ta trở lại , Trăng xưa hạc cũ với xuân này ...". ( Cảnh rừng Việt Bắc ) BT2 : Cho biết tác dụng của dấu ngoặc đơn ở bên dưới mỗi câu : a , Đảng Lao động Việt Nam [ ....] luôn luôn giương cao và giữ vững ngọn cờ độc lập dân tộc và giải phóng các tầng lớp lao động . ( Hồ Chí Minh ) b , Đừng để cho mỗi con người trên Trái Đất này chỉ còn diện tích 1 hạt thóc . Muốn thế phải góp phần làm cho chặng đường đi đến ô thứ 64 càng dài lâu hơn , càng tốt . Đó là con đường " Tồn tại hay không tồn tại " của chính loài người . ( Theo Thái An , Báo Giáo Dục và Thời đại Chủ Nhật ) BT3 : Cho biết tác dụng của dấu hai chấm trong đoạn trích sau : [ .... ] Có người bảo : Tôi hút , tôi bị bệnh , mặc tôi ! Xin đáp lại : Hút thuốc là quyền của anh , nhưng anh không có quyền đầu độc những người ở gần anh . Anh uống rượu say mèm , anh làm anh chịu . Nhưng hút thuốc thì người gần anh cũng hít phải luồng khói độc . Điều này hàng nghìn công trình nghiên cứu đã chứng minh rất rõ . ( Theo Nguyễn Khắc Viện , trong Từ thuốc lá đến ma túy - Bệnh nghiện ) Giải nhanh giúp mình với ạ ! Mình cảm ơn nhiều < 3
2 câu trả lời
Bài tập 1:
Công dụng của:
-Dấu hai chấm: a) Báo trước nói trực tiếp của người bà.
b) Báo trước lời nói trực tiếp của ông giáo và Lão Hạc.
c) Báo trước những tác phẩm tiêu biểu của Bác.
-Dấu ngoặc đơn: a) Chú thích.
c)*( 1946 -1954 )* Bổ sung.
* ( Đi thuyền trên sông Đáy ) (...) ( Hồ Chí Minh ) * Chú thích.
-Dấu ngoặc kép: a) Trích dẫn.
b) Trích dẫn.
c) Chú thích.
Bài tập 2:
Công dụng của dấu ngoặc đơn:
a) Chú thích.
b) Chú thích.
Bài tập 3:
Công dụng của dấu hai chấm là báo trước lời dẫn gián tiếp.
$\text{Bài tập 1:}$
a,
- Dấu hai chấm: dùng để trích dẫn lời dẫn trực tiếp của nhân vật.
- Dấu ngoặc đơn: dùng để chú thích
- Dấu ngoặc kép: dùng để đánh dấu đoạn dẫn
b,
- Dấu hai chấm: dùng để trích dẫn lời dẫn trực tiếp của nhân vật.
c,
- Dấu ngoặc đơn: dùng để chú thích
- Dấu ngoặc kép:
+ dùng để đánh dấu từ ngữ đặc biệt: "bốn phương lồng lộng thủ đô gió ngàn", "Cảnh rừng Việt Bắc", "Cảnh khuya", "Đi thuyền trên sông Đáy".
+ dùng để trích dẫn lời thơ: "Lòng riêng riêng những bàn hoàn, Lo sao khôi phục giang san Tiên Rồng"; "Tiếng suối trong như tiếng hát xa, Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa"; “Kháng chiến thành công ta trở lại, Trăng xưa hạc cũ với xuân này..".
- Dấu ngoặc đơn: dùng để đánh dấu phần chú thích.
$\text{Bài tập 2:}$
a,
- Dấu ngoặc đơn: dùng để đánh dấu phần bổ sung (theo quan hệ lựa chọn).
b,
- Dấu ngoặc đơn: dùng để chú thích đánh dấu phần bổ sung (theo quan hệ lựa chọn).
$\text{Bài tập 3:}$
- Dấu hai chấm: dùng để báo trước lời dẫn trực tiếp