Những ngón chân của bố khum khum, lúc nào cũng như bám vào đất để khỏi trơn ngã. Người ta nói "đấy là bàn chân vất vả". Gan bàn chân bao giờ cũng xám xịt và lỗ rỗ, bao giờ cũng khuyết một miếng, không đầy đặn như gan bàn chân người khác. Mu bàn chân mốc trắng, bong da từng bãi, lại có nốt lấm tấm. Đêm nào bố cũng ngâm nước nóng hòa muối, gãi lấy gãi để rồi xỏ vào đôi guốc mộc. Khi ngủ bố rên, rên vì đau mình, nhưng cũng rên vì nhức chân. Rượu tê thấp không tài nào xoa bóp khỏi. Bố đi chân đất. Bố đi ngang dọc đông tây đâu đâu con không hiểu. Con chỉ thấy ngày nào bố cũng ngâm chân xuống nước xuống bùn để câu quăng. Bố tất bật đi từ khi sương còn đẫm ngọn cây ngọn cỏ. Khi bố về cũng là lúc cây cỏ đẫm sương đêm. Cái thúng câu bao lần chà đi xát lại bằng sắn thuyền. Cái ống câu nhẵn mòn, cái cần câu bóng dấu tay cầm. Con chỉ biết cái hòm đồ nghề cắt tóc sực mùi dầu máy tra tông-đơ,cái ghế xếp bao lần thay vải, nó theo bố đi xa lắm. Bố ơi! Bố chữa làm sao được lành lặn đôi bàn chân ấy: đôi bàn chân dầm sương dãi nắng đã thành bệnh. Xác định và nêu tác dụng của từ tượng hình có trong đoạn văn? Tìm ít nhất một câu ghép có trong đoạn?

2 câu trả lời

Đề: Xác định và nêu tác dụng của từ tượng hình có trong đoạn văn? Tìm ít nhất một câu ghép có trong đoạn?

`@` Từ tượng hình: khum khum, xám xịt, lỗ rỗ, đầy đặn, vất vả, mốc trắng, lấm tấm, lành lặn.

`to` Tác dụng: Nêu lên những hình ảnh gợi hình, gợi tả qua những từ tượng hình. Đồng thời, tác giả trân trọng những tình yêu thương mà người bố dành cho con, nói lên sự vất cả và hi sinh mà ông bố ấy đã làm cho con của mình.

$\\$

`to` Câu ghép: ''Cái ống câu nhẵn mòn, cái cần câu bóng dấu tay cầm.''

$\Rightarrow$ Phân tích cấu tạo: 

`@` Chủ Ngữ 1: Cái ống câu

`@` Vị Ngữ 1: nhẵn mòn

`@` Chủ Ngữ 2: cái cần câu

`@` Vị Ngữ 2: bóng dấu tay cầm.

`to` Câu ghép: ''Con chỉ biết cái hòm đồ nghề cắt tóc sực mùi dầu máy tra tông-đơ,cái ghế xếp bao lần thay vải, nó theo bố đi xa lắm.''

$\Rightarrow$ Phân tích cấu tạo: 

`@` Chủ Ngữ 1: cái hòm đồ nghề cắt tóc

`@` Vị Ngữ 1: sực mùi dầu máy tra tông-đơ

`@` Chủ Ngữ 2: cái ghế xếp

`@` Vị Ngữ 2: bao lần thay vải.

$\\$

$\href{https://hoidap247.com/thong-tin-ca-nhan/693203}{\color{black}{\text{#moduycung}}}$

$-$ Từ tượng hình: khum khum, trơn ngã, vất vả, xám xịt, lỗ rỗ, đầy đặn, lấm tấm, tất bật, nhẵn mòn...

Tác dụng: giúp gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật (đôi bàn chân bố, cái ống câu, ...) một cách cụ thể, sinh động, có giá trị biểu cảm cao.

$-$ Câu ghép: Cái ống câu nhẵn mòn, cái cần câu bóng dấu tay cầm.

Cấu tạo:

$+$ Vế 1: Cái ống câu (CN)/ nhẵn mòn (VN)

$+$ Vế 2: cái cần câu (CN)/ bóng dấu tay cầm (VN).

*Hai vế câu được liên kết với nhau bởi dấu phẩy ","

Học tốt nhé.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm