những đặc điểm của hệ hô hấp phù hợp với chức năng trao đổi khí

2 câu trả lời

Các cơ quan trong hệ hô hấp và chức năng của chúng : Hệ hô hấp gồm :

• Đường dẫn khí : gồm các bộ phận : mũi, họng, thanh quản, khí quản và phế quản

- Mũi : Có xoang rộng được phủ lớp niêm mạc có nhiều lông và tuyến tiết nhày. Dưới lớp niêm mạc có mạng mao mạch dày đặc. Lông và chất nhày có tác dụng giữ bụi của không khí khi qua xoang mũi; mạng mao mạch có tác dụng sưởi ấm không khí trước khi đi vào phổi.

- Họng : Là nơi thông giữa đường hô hấp và đường tiêu hóa. Ở họng có 6 tuyến amidan và 1 tuyến V. A chứa nhiều tế bào limpho, góp phần diệt vi khuẩn trong không khí qua họng.

- Thanh quản, khí quản và phế quản :

+ Thanh quản : Vừa là cơ quan hô hấp, vừa có vai trò phát âm tạo tiếng nói, được cấu tạo bằng sụn và các dây chằng.

+ Khí quản : Được cấu tạo bởi 15 đến 20 vòng sụn khuyết xếp chồng lên nhau. Mặt trong khí quản có lớp niêm mạc chứa tuyến tiết nhày với nhiều lông rung động liên tục.

+ Phế quản : Được cấu tạo bởi các vòng sụn; ở phế quản, tận nơi cuối cùng của phế quản tiếp xúc với phế nang thì được cấu tạo bằng các thớ cơ.

Thanh quản, khí quản, phế quản đều có chức năng chung là dẫn khí ra vào phổi. Các lông khí quản rung động có khả năng cản các vật lạ nhỏ rơi vào. Sụn thanh thiệt của thanh quản có tác dụng như một nắp đậy, ngăn thức ăn vào thanh quản khi cơ thể nuốt thức ăn.

• Hai lá phổi :

- Cấu tạo :

Người có 2 lá phổi nằm trong khoang ngực. Phổi phải có 3 thuỳ, phổi trái có 2 thuỳ.

Phổi được bao bọc bên ngoài là hai lớp màng mỏng; lớp màng ngoài dính sát vào lồng ngực; giữa hai lớp màng có chất dịch nhờn có tác dụng làm giảm lực ma sát của phổi vào lồng ngực lúc phổi căng lên khi hít vào.

Đơn vị cấu tạo của phổi là các phế nang tập hợp thành từng cụm và được bao bọc bởi mạng mao mạch dày đặc. Số lượng phế nang của phổi người rất lớn, khoảng 700 triệu đến 800 triệu phế nang.

- Chức năng : Phổi thực hiện chức năng trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường. Nhờ hoạt động trao đổi này, khí oxi được đưa vào máu để cung cấp cho các tế bào và khí thải CO2 từ tế bào theo máu đến phổi thải ra môi trường.

Đáp án:

– Mũi : Có xoang rộng được phủ lớp niêm mạc có nhiều lông và tuyến tiết nhày. Dưới lớp niêm mạc có mạng mao mạch dày đặc. Lông và chất nhày có tác dụng giữ bụi của không khí khi qua xoang mũi; mạng mao mạch có tác dụng sưởi ấm không khí trước khi đi vào phổi.

– Họng : Là nơi thông giữa đường hô hấp và đường tiêu hóa. Ở họng có 6 tuyến amidan và 1 tuyến V. A chứa nhiều tế bào limpho, góp phần diệt vi khuẩn trong không khí qua họng.

– Thanh quản, khí quản và phế quản :

+ Thanh quản : Vừa là cơ quan hô hấp, vừa có vai trò phát âm tạo tiếng nói, được cấu tạo bằng sụn và các dây chằng.

+ Khí quản : Được cấu tạo bởi 15 đến 20 vòng sụn khuyết xếp chồng lên nhau. Mặt trong khí quản có lớp niêm mạc chứa tuyến tiết nhày với nhiều lông rung động liên tục.

+ Phế quản : Được cấu tạo bởi các vòng sụn; ở phế quản, tận nơi cuối cùng của phế quản tiếp xúc với phế nang thì được cấu tạo bằng các thớ cơ.

Thanh quản, khí quản, phế quản đều có chức năng chung là dẫn khí ra vào phổi. Các lông khí quản rung động có khả năng cản các vật lạ nhỏ rơi vào. Sụn thanh thiệt của thanh quản có tác dụng như một nắp đậy, ngăn thức ăn vào thanh quản khi cơ thể nuốt thức ăn.

* Hai lá phổi :

– Cấu tạo :

Người có 2 lá phổi nằm trong khoang ngực. Phổi phải có 3 thuỳ, phổi trái có 2 thuỳ.

Phổi được bao bọc bên ngoài là hai lớp màng mỏng; lớp màng ngoài dính sát vào lồng ngực; giữa hai lớp màng có chất dịch nhờn có tác dụng làm giảm lực ma sát của phổi vào lồng ngực lúc phổi căng lên khi hít vào.

– Chức năng : Phổi thực hiện chức năng trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường. Nhờ hoạt động trao đổi này, khí oxi được đưa vào máu để cung cấp cho các tế bào và khí thải CO2 từ tế bào theo máu đến phổi thải ra môi trường.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm