. Nhân dân Nam Kỳ đã kháng chiến chống Pháp như thế nào
2 câu trả lời
Tại Đà Nẵng, nhiều toán nghĩa binh nổi lên phối hợp chặt chẽ với quân triều đình để chống giặc.
* Tại Gia Định: năm 1859, khi Pháp đánh vào Gia Định phong trào kháng chiến của nhân dân càng sôi nổi.
- Ngày 10-12-1861, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy tàu Ét-phê-răng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông tại địa phận thôn Nhật Tảo.
- Đặc biệt, cuộc khởi nghĩa do Trương Định lãnh đạo đã làm cho địch thất điên bát đảo.
+ Trương Định không những không hạ vũ khí theo lệnh của triều đình mà còn hoạt động ngày càng mạnh mẽ.
+ Tháng 2-1863, thực dân Pháp mở cuộc tấn công quy mô vào căn cứ Tân Hòa (Gò Công).
+ Sau khi Trương Định chết, Trương Quyền (con trai Trương Định) cùng một bộ phận của nghĩa quân chia thành các nhóm nhỏ tỏa đi xây dựng căn cứ khác. => Cuộc khởi nghĩa do Trương Định lãnh đạo đã làm cho địch lao đao, khốn đốn.
=> Như vậy, dù triều đình Huế thỏa hiệp, nhân dân ta vẫn anh dũng kháng chiến chống Pháp.
Ba tỉnh miền đông nam kì:
Khi thực dân pháp xâm lược nước ta, nhân dân ta vô cùng căm phẫn. Năm 1859 khi pháp đánh vào gia định, phong trào kháng chiến cảu nhân dân càng sôi nổi. Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu hi vọng của pháp đậu trên sông vàm cỏ đông(10-12-1861). Trương định được nhân dân tôn làm Bình Tây địa nguyên soái , Trương định ko những không hạ vũ khí xuống mà hoạt động ngày cành mạnh mẽ. Nghĩa quân theo ông rất đông. Thế nhưng trước cuộc tấn công quy mô vào căn cứ Tân Hoà, nghĩa quân rút lui về Tân Phước.
Thực dân pháp được tay sai dẫn đường nên tấn công bất ngờ, Trương định tự sát để bảo toàn khí tiết. Dù vậy cuộc khỏi nghĩa vẫn đc tiếp tục. Trương Quyền là con trai trương định đưa 1 bộ phận nghĩa quân lên tây ninh phối hợp vs ngừoi cam pu chia chống pháp. Bộ phận còn lại chia thành các nhóm nhỏ toả đi xây dựng căn cứ khác