Nếu những khó khăn chính trong việc khai thác tài nguyên khoáng sản của nc ta
2 câu trả lời
+ Trữ lượng khoáng sản nhỏ: tuy nước ta có 80 loại khoáng sản khác nhau với hơn 3000 mỏ nhưng hầu hết trữ lượng các loại khoáng sản của ta đều nhỏ so với thế giới (nhỏ hơn 5% trữ lượng của khoáng sản đó ở trên toàn thế giới) cho nên việc khai thác khoáng sản ở nước ta chỉ phù hợp với quy mô nhỏ và vừa.
+ Điều kiện khai thác nhiều mỏ khoáng sản rất khó khăn điển hình khai thác dầu mỏ ở biển Đông vì các mỏ dầu khí đều nằm sâu dưới đáy biển từ 3000 -> 4000m cho nên phải nhờ vào kĩ thuật nước ngoài rất tốn kém, nhiều mỏ khoáng sản lại phân bố gần biên giới: bôxit (Lạng Sơn) hoặc nằm dưới cánh đồng lúa (than nâu ở ĐBSH)…những mỏ này không những rất khó khai thác mà khi khai thác sẽ làm cạn kiệt nhiều nguồn tài nguyên khác.
+ Hàm lượng các chất khoáng sản rất phức tạp như đồng lẫn chì, vàng lẫn bạc…cho nên phải có công nghệ kĩ thuật hiện đại tiên tiến mới có thể tinh luyện thành những nguyên liệu nguyên chất có giá trị mà ta lại
chưa có.
+ Khoáng sản nước ta phân bố rất phân tán, mất cân đối giữa miền Bắc và miền Nam, giữa đất liền với biển cho nên khi phát triển công nghiệp ở miền Nam phải chi phí lớn để vận chuyển khoáng sản từ Bắc vào như vận chuyển than đá, đá vôi. Các mỏ khoáng sản trên đất liền thì đã được khai thác từ lâu và đang có xu thế cạn kiệt, còn khoáng sản dưới biển thì mới bắt đầu khai thác.
+ Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa diễn biến thất thường khắc nghiệt và nhiều thiên tai cho nên khi khai thác khoáng sản dễ làm đảo lộn hệ sinh thái gây ô nhiễm môi trường và làm cạn kiệt nguồn tài nguyên khác.
Phó Tổng cục trưởng Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lại Hồng Thanh cho biết: Sau khi Luật Khoáng sản (năm 2010) có hiệu lực, năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Trong đó, có nêu rõ việc thăm dò, khai thác khoáng sản phải gắn với chế biến, sử dụng phù hợp với tiềm năng của từng loại khoáng sản và nhu cầu của các ngành kinh tế. Tính đến nay, cả nước có khoảng 3.000 tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đang thăm dò, khai thác khoáng sản theo hơn 4.000 giấy phép do cơ quan Trung ương và các địa phương cấp…
Tình trạng vi phạm khai thác khoáng sản vẫn diễn biến phức tạp.
Tuy nhiên, qua thanh tra, kiểm tra cho thấy, tình trạng vi phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản tại nhiều địa phương vẫn gia tăng. Cụ thể, từ năm 2016 đến nay, các cơ quan chức năng tiến hành 902 cuộc thanh tra, kiểm tra phát hiện, xử phạt 798 tổ chức, cá nhân, với tổng số tiền phạt hơn 56 tỷ đồng. Vi phạm chủ yếu là khai thác khoáng sản khi giấy phép hết hạn, hoặc không giấy phép, khai thác vượt công suất cho phép, khai thác ngoài phạm vi được cấp phép…
Đáng chú ý, vẫn có 33% số tỉnh, thành phố còn để xảy ra tình trạng xây dựng các bãi tập kết, trung chuyển cát, sỏi dọc bờ sông không có giấy phép xây dựng; 33% số tỉnh, thành phố có quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản có các loại khoáng sản không thuộc thẩm quyền cấp phép, chưa được Bộ TN&MT khoanh định và công bố khu vực phân tán, nhỏ lẻ.
Để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trong hoạt động khai thác khoáng sản, Bộ TN&MT đẩy mạnh việc phối hợp với các địa phương trong việc xây dựng, ban hành quy chế phối hợp và thực hiện tốt quy chế phối hợp trong quản lý khoáng sản, nhất là đối với cát, sỏi lòng sông tại khu vực giáp ranh là địa giới hành chính.
Bên cạnh đó, thường xuyên tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra, kiên quyết xử lý theo quy định nhất là đối với hành vi gian lận, khai báo sai sản lượng khoáng sản khai thác thực tế, gây tổn thất lớn khoáng sản, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Kiên quyết xử lý trách nhiệm người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, người đứng đầu chính quyền địa phương các cấp thiếu trách nhiệm để xảy ra hoạt động khai thác khoáng sản trái phép (nhất là đối với khai thác cát, sỏi lòng sông) kéo dài mà không xử lý...