Nêu các chính sách cai trị của các triều f đại phong kiến TQ ? Cấm Khê (Ba Vì ) là vùng đất như thế nào ? Em có nhận xét gì về cuộc khởi nghĩa bà Triệu? Lăng bà Triệu ở Núi Tùng nói lên điều gì ? Hình ảnh bà Triệu nói lên điều gì? Nhà Lương siết chặt ách đo hộ nước ta như thế nào? Người Việt vẫn giữ sinh hoạt theo nếp sống riêng nói lên điều gì ?

1 câu trả lời

* Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nhân dân ta trong thời kì Bắc thuộc vô cùng tàn bạo, thâm độc, đẩy nhân dân ta vào cảnh cùng quẫn về mọi mặt:

- Bắt nhân dân ta đóng nhiều thứ thuế vô lí, bắt nhân dân cống nộp sản vật quý hiếm như: ngà voi, đồi mồi,…

- Bắt những người thợ thủ công giỏi, khéo tay về nước.

- Đưa người Hán sang sống chung với người Việt để “thuần hóa” người Việt. Bắt dân ta theo phong tục tập quán của người Hán, học chữ Hán,...

- Đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân ta,...

Cấm Khê là căn cứ kháng chiến cuối cùng của Hai Bà TRƯNG. Đất Cấm Khê ấy còn có tên là Kim Khê và được coi là cứu hoặc huyệt. Cứu có nghĩa là khe, động. Huyệt có nghĩa là chỗ khe núi nước chảy xói vào. Vậy cứu và huyệt nghĩa cũng na ná như nhau. Kể ra bản thân chữ khê cũng đã có ý nghĩa là một cái khe núi vì ở các tài liệu nói trên, chữ khê được viết theo bộ cốc, chữ ấy có nghĩa là một khe nước ở vùng núi non (chứ không phải ở đồng bằng).

(Quy mô: rộng lớn, toàn thể Giao Châu.

- Lãnh đạo: Bà Triệu, xuất thân từ tầng lớp trên trong xã hội, một hào trưởng lớn.

- Lực lượng tham gia: đông đảo quần chúng nhân dân.

- Cuộc khởi nghĩa có sự chuẩn bị từ trước: tập hợp nhiều nghĩa sĩ trên đỉnh núi Nưa, mài gươm luyện võ.

- Kết quả: thất bại.)

-Nhân dân ta xây dựng lăng Bà Triệu nhằm tưởng nhớ tới vị anh hùng dân tộc tôi nhớ tới sự hy sinh anh dũng, cao đẹp của bà.

-Hình ảnh Bà Triệu với con voi trắng được khắc họạ sâu đậm hơn trong các truyện tranh lịch sử, tranh vẽ và phù điêu, tượng của các họa sĩ, nhà điêu khắc đương đại, thậm chí trên tranh thêu của các thợ thủ công làng nghề ở quê hương Bà Triệu hay khắp mọi miền đất nước. Những lời tương truyền, các trang huyền sử, tranh dân gian và cả những sáng tác hiện đại khi miêu tả về vị nữ anh hùng đều không xa rời hình ảnh con voi, một con vật khổng lồ tượng trưng cho sức mạnh, gắn với biểu tượng nữ quyền. Đó cũng là nét tinh túy của di sản văn hóa dân tộc, là sáng tạo của người đời nhằm ca ngợi, tô điểm cho sự kỳ vĩ, khí phách lớn lao, tiêu biểu cho sức vóc vĩ đại của người phụ nữ Việt Nam.

- Đầu thế kỷ VI, Nhà Lương chia lại các quận, huyện và đặt tên mới để cai trị

Nhà Lương chia nước ta thành: Giao Châu (đồng bằng và trung du Bắc Bộ), Ái Châu (Thanh Hóa), Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu (Nghệ An, Hà Tĩnh) và Hoàng Châu (Quảng Ninh).

- Phân biệt đối xử: Nhà Lương chỉ cho tôn thất nhà Lương và một số dòng họ lớn được giao những chức vụ quan trọng.

- Thứ sử Tiêu Tư tàn bạo đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý.

Người nào trồng cây cao 1 thước (khoảng 40 cm) đều phải nộp thuế, bán vợ đợ con cũng phải nộp thuế. Sử sách Trung Quốc thú nhận: Tiêu Tư “tàn bạo mất lòng dân”

- Nói lên rằng: nhân dân ta luôn có ý thức giữ gìn, bảo tồn văn hóa dân tộc.

VIẾT GÃY CẢ LUN Ó MONG BẠN VOTE CÔNG BẰNG CHO MK