"Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối, Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan? Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn, Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới? Đâu những bình minh cây xanh nắng gội, Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng? Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng. Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt, Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật? Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu" -Phương thức biểu đạt chính trong khổ thơ trên là gì? Nêu nội dung chính của khổ thơ. -Tâm sự của tầng lớp thanh niên trí thức trong bài thơ "NHớ rừng","Khi con tu hú" có gì giống và khác nhau ?

2 câu trả lời

- PTBĐ chính là tự sự

- Nội dung chính của đoạn thơ là những hồi ức tươi đẹp của con hổ về những ngày tháng tự do tung hoành ở rừng già khi đang bị giam cầm trong cũi sắt.

- Tâm sự của tầng lớp thanh niên trí thức trong bài thơ "Nhớ rừng","Khi con tu hú" giống nhau ở chỗ cả hai bài thơ đều thể hiện lòng yêu nước và niềm khao khát khao tự do cháy bỏng của tầng lớp thanh niên trí thức.

 - Khác nhau : thái độ đấu tranh cho tự do ở mỗi bài lại hoàn toàn khác nhau .

+ Ở bài " Nhớ rừng " : con hổ bi quan, buồn bã trước hoàn cảnh tù đày, giải thoát bằng hoài niệm và mơ ước. Thái độ chán nản, tuy đầy uất hận nhưng lại bế tắc, buông xuôi trước hoàn cảnh đó. Đối mặt với hoàn cảnh ấy, con hổ gửi hồn tìm về quá khứ oai hùng để nhớ tiếc, và nương theo giấc mộng để hồn được phảng phất gần cảnh nước non hùng vĩ xa xôi đó . Đó là cách giải quyết của tầng lớp trí thức lúc bấy giờ theo tinh thần lãng mạn.

+  Khi con tu hú : Thái độ quyết liệt, mạnh mẽ, không chịu buông xuôi trước hoàn cảnh. Tình yêu nước và khát khao tự do đã thôi thúc nhân vật trữ tình hành động, đấu tranh để giành lấy tự do. Tiếng chim tu hú trở thành tiếng kèn xung trận, hồi trống giục giã tâm hồn con người. Người chiến sĩ khát khao hành động, muốn “đạp tan phòng”, phá vỡ sự giam hãm kia, ra ngoài để bảo vệ sự yên bình, tự do của dân tộc. Dù hoàn cảnh hiện tại là đau khổ, tù đày nhưng không hề khiến anh buồn bã, chán nản, mà nó chỉ càng hun đúc thêm tinh thần chiến đấu sắt thép của anh.

PTBĐ: Biểu cảm

Diễn tả cảnh núi rừng hùng vĩ đồng thời thể hiện thấm thía nỗi đớn đau da diết, khôn nguôi của hổ và quá khứ hào hùng , oanh liệt

+Giống: Thể hiện sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường, nỗi khát khao tự do cháy bỏng

+Khác:

Nhớ rừng: Mượn lời con hổ trong vườn bách thú để diễn tả tâm trạng

Khi con tu hú: Sử dụng NT đối lập miêu tả khung cảnh mùa hè tươi đẹp , tràn đầy sức sống để đối lập với hiện thực nhà tù ngột ngạt, chật hẹp và khao khát tự do cháy bỏng

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
4 lượt xem
2 đáp án
14 giờ trước