“Một hôm có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Người ta gọi chàng là Sơn Tinh. Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. Người ta gọi chàng là Thủy Tinh. Một người là chúa vùng non cao, một người là chúa vùng nước thẳm, cả hai đều xứng đáng làm rể vua Hùng. Vua Hùng băn khoăn không biết nhận lời ai, từ chối ai, bèn cho mời các Lạc hầu vào bàn bạc. Xong vua phán: - Hai chàng đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái, biết gả cho người nào? Thôi thì ngày mai, ai đem sính lễ đến trước, ta sẽ cho cưới con gái ta. Hai chàng tâu hỏi đồ sính lễ cần sắm những gì, vua bảo: “Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi”.” (Sơn Tinh, Thuỷ Tinh - Ngữ văn 6 tập 2) a. Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt nào? b. Giải thích nghĩa của tên gọi Sơn Tinh, Thuỷ Tinh. c. Câu văn “Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về.” sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó? d. Trong đoạn trích trên vua Hùng đã ra điều kiện chọn rể là có ý ngầm chọn Sơn Tinh. Em suy nghĩ gì về cách làm này của nhà vua, hãy trình bày bằng một đoạn văn từ 6- 8 câu.

2 câu trả lời

a. Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?

=> Tự sự

b. Giải thích nghĩa của tên gọi Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.

=> SƠn tinh:  Đây chính là hình ảnh đại diện cho những nhân dân xưa với khát vọng cai trị thiên nhiên.

=> Thủy Tinh: Giải thích hiện tượng lũ lụt hàng năm, thiên tai, bão lũ,

c. Câu văn “Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về.” sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?

........................................

d. Trong đoạn trích trên vua Hùng đã ra điều kiện chọn rể là có ý ngầm chọn Sơn Tinh. Em suy nghĩ gì về cách làm này của nhà vua, hãy trình bày bằng một đoạn văn từ 6- 8 câu.

Vua Hùng có ngầm ý chọn Sơn Tinh vì Sơn Tinh là đại diện cho những người dân chống lũ lụt. Sơn Tinh là một vị thần núi nên cungc sẽ dễ dàng giúp dân về trồng trọt, tạo ra đát màu mỡ,...Còn về Thủy Tinh. Tuy nước cũng rất cần cho cây cối nhưng nhiều nước quá, cây sẽ chết. Vả lại Thủy Tinh là đại diện cho những thiên tai bão lụt, là những thứ mà người Việt cổ khi xua và cũng như ngày nay rất căm ghét. Tuy nước cùng đất tạo thành phù sa ở sông nhưng nhiều nước quá sẽ làm vỡ đê, nước sẽ ngập làng, xóm,... Thông qua truyện trên, ta hiểu Vua Hùng là người thông minh và khéo léo khi có ý ngầm chọn Sơn Tinh nhưng vì sợ Thủy Tinh mất lòng nên mới ra điều kiện thách cưới như thế.

CHúc bạn học tốt!

a. Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?

=> Tự sự

b. Giải thích nghĩa của tên gọi Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.

=> SƠn tinh:  Đây chính là hình ảnh đại diện cho những nhân dân xưa với khát vọng cai trị thiên nhiên.

=>Thủy Tinh: Giải thích hiện tượng lũ lụt hàng năm, thiên tai, bão lũ,

c. biện pháp tu từ đc sử dụng là nhân hoá

tác dụng - nhấn mạnh đc tài năng của thuỷ tinh không kém sơn tinh

- giúp tăng sự diễn đạt 

chúc e học tốt nhé

cho c xin câu trl hay nhất...

Câu hỏi trong lớp Xem thêm