Một em học sinh trường THCS Hoàng Diệu đang đi bộ từ cổng vào sân trường. a) So với chiếc cặp học sinh mang trên vai, học sinh đó có đứng yên hay không? Vì sao? b) Khi đi học, học sinh phải mang giày bata màu sẫm theo quy định. Khi đi, lực sinh ra giữa đế giày và mặt đường là những loại lực ma sát nào? Chúng có lợi hay có hại? Vì sao? c) Vì sao các đôi giày thường có nhiều rãnh? d) Khi đi bộ, do mải mê nói chuyện nên chân học sinh bị vấp, học sinh sẽ bị ngã về phía nào? Dựa vào kiến thức về quán tính, hãy giải thích hiện tượng trên
2 câu trả lời
`a)` So với chiếc cặp trên vai học sinh đó đứng yên vì lấy cặp làm mốc
thì học sinh đó không di chuyển so với chiếc cặp.
---------------------------------------------------------------------------------
`b)` Lực giữa đế giày và mặt đường là ma sát trượt và ma sát nghỉ.
Ma sát trượt có hại vì làm mòn đế giày, ma sát nghỉ có lợi vì có
thể đi lại được.
---------------------------------------------------------------------------------
`c)` Các rảnh ở giày có tác dụng tăng độ nhám của giày, giảm ma sát
trượt giúp đi hạn chế té ngã chuầy xe
---------------------------------------------------------------------------------
`d)` Khi đi bộ thường vấp ngã về phía trước vì bị vấp hai chân dừng
bước nhưng người vẫn ngã về phía trước.
$a.$ So với chiếc cặp trên vai thì học sinh đứng yên vì nó được coi ở ngay trên vật mốc hơn nữa trong quá trình chuyển động vật mốc vẫn giữ nguyên trên vai
$b.$ Sinh ra lực ma sát trượt và lực này có hại vì nó làm mòn đế giày
$c.$ Giúp tăng ma sát khi chuyển động, hạn chế bị ngã
$d.$ Khi chân vấp phải hòn đá thì dừng lại ngay nhưng do phần trên cơ thể vẫn chưa thích ứng với sự thay đổi vận tốc đột ngột nên theo quán tính người bị ngả về phía trước