mn giúp em hoàn thành bài văn hoàn chỉnh với I. Mở bài: Mỗi một quốc gia có một trang phục truyền thống thể hiện bản sắc riêng của đất nước mình. Nếu như Nhật Bản có kimono thì Việt Nam lại nổi tiếng với chiếc áo dài - biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam. Dù trải qua không ít thăng trầm của lịch sử nhưng đến nay chiếc áo dài vẫn còn vẹn nguyên giá trị. II. Thân bài: 1. Nguồn gốc: Chiếc áo dài ra đời lần đầu vào thế kỉ XVIII, dưới thời chúa Nguyễn Phúc Khoát. Tiền thân của áo dài VN là chiếc áo giao lãnh, hơi giống áo tứ thân. Trải qua thời gian chiếc áo giao lãnh mới được chỉnh sửa để phù hợp với đặc thù lao động của người phụ nữ Việt Nam. Đến khoảng những năm ba mươi của thế kí hai mươi, hai họa sĩ là Cát Tường và Lê Phổ đã cách tân chiếc áo dài mang màu sắc phương Tây. Sau đó, bà Trịnh Thục Oanh đã có một cuộc cách tân táo bạo hơn: bà đã nhấn eo chiếc áo, ôm sát theo đường nét mĩ miều, duyên dáng của người phụ nữ. Như vậy, trải qua bao năm tháng, chiếc áo dài dần được thay đổi và hoàn thiện hơn để phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ và cuộc sống năng động của người phụ nữ ngày nay. 2. Cấu tạo: Áo dài được cấu tạo gồm cổ áo, tay áo và thân áo - Cổ áo cổ điển cao khoảng 4 đến 5 cm, khoét hình chữ V. Kiểu cổ áo này càng làm tôn lên vẻ đẹp của chiếc cổ cao ba ngấn trắng ngần thanh tú của người phụ nữ. Ngày nay, kiểu cổ áo dài được biến tấu khá đa dạng như kiểu cổ thuyền, cổ trái tim, cổ tròn, cổ chữ U... - Cúc áo dài thường là cúc bấm, được cài từ cổ qua vai xuống đến phần eo, ngày nay để tiện sử dụng người mặc đã thay cúc bằng dây kéo hai bên hông. - Thân áo được tính từ cổ xuống phần eo. Thân áo dài được may vừa vặn, ôm sát thân người mặc, ở phần eo được chít ben góp phần làm nổi bật chiếc eo thon của người phụ nữ. Từ eo, thân áo dài được xẻ làm hai tà: tà trước và tà sau. Cả hai tà này phải dài qua đầu gối đến mắt cá chân hoặc bàn chân. - Tay áo được tính từ vai, may ôm sát cánh tay, dài đến cổ tay hoặc hiện nay có nhiều người mặc dài đến khủy tay. Chiếc áo dài được mặc với quần thay cho chiếc váy đen ngày xưa. 3. Chất liệu: Áo dài thường được may bằng vải mềm và có độ rủ cao. Chất liệu vải để may áo dài rất đa dạng: nhung, voan, the, lụa,… màu sắc cũng rất phong phú: trắng, xanh, vàng, tím... Chọn màu sắc và chất liệu để may áo dài tùy thuộc vào tuổi tác và sở thích của người mặc. Nhờ bàn tay khéo léo của những nhà thiết kế, cùng chất liệu mỏng chiếc áo dài đã tôn thêm vẻ đẹp dịu dàng, kín đáo, kiều diễm, mảnh mai, thướt tha của người phụ nữ Việt Nam. Nét đẹp đó làm say lòng bao văn nhân, thi sĩ Việt Nam cũng như khách nước ngoài khi tham quan du lịch Việt Nam. 4. Công dụng: Chiếc áo dài ngày nay không chỉ là trang phục lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn văn hóa dân tộc, là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam mà chiếc áo dài đã trở thành trang phục công sở như các ngành nghề: tiếp viên hàng không, nữ giáo viên, nữ nhân viên ngân hàng, học sinh,… Ngoài ra ta có thể diện áo dài để đi dự tiệc, dạo phố vừa kín đáo, duyên dáng nhưng cũng không kém phần thời trang, thanh lịch. Chiếc áo dài khi mặc thường được được đi kèm với chiếc nón lá đội đầu càng tôn vẻ dịu dàng nữ tính của người phụ nữ Việt Nam. Chiếc áo dài là niềm tự hào của y phục dân tộc, thấm đẫm tâm hồn cốt cách Việt Nam. Năm 1970 tại hội chợ quốc tế O-sa-ka ( Nhật Bản) chiếc áo dài Việt Nam đã đạt huy chương vàng về y phục dân tộc. 5. Bảo quản: Áo dài được may bằng chất liệu vải mềm nên đòi hỏi phải được bảo quản cẩn thận. Mặc xong nên giặt ngay để tránh ẩm mốc. Khi giặt áo, chúng ta chỉ nên giặt bằng tay, giũ cho áo ráo nước và phơi ngoài nắng nhẹ, tránh nắng gắt vì áo dễ bạc màu. Sau đó ủi với nhiệt độ vừa phải, treo vào móc áo và cất vào tủ. Bảo quản tốt thì áo dài sẽ mặc bền, giữ được dáng áo và màu sắc đẹp. III. Kết bài: Áo dài được xem là quốc phục của nước Việt Nam. Hiện nay có nhiều mẫu thời trang ra đời rất đẹp và hiện đại nhưng vẫn không có mẫu trang phục nào thay thế được chiếc áo dài – trang phục truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Mỗi người Việt Nam dù ở đâu nhưng khi nhìn thấy tà áo dài là nhớ về quê hương, đất nước. Đúng như lời bài hát “Một thoáng quê hương” của nhạc sỹ Thanh Tùng đã viết: Đẹp biết bao quê hương cho ta chiếc áo nhiệm màu Dù ở đâu Paris, London hay những miền xa Thoáng thấy áo dài bay trên đường phố Sẽ thấy tâm hồn quê hương ở đó em ơi!

1 câu trả lời

Mỗi một quốc gia có một trang phục truyền thống thể hiện bản sắc riêng của đất nước mình. Nếu như Nhật Bản có kimono thì Việt Nam lại nổi tiếng với chiếc áo dài - biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam. Dù trải qua không ít thăng trầm của lịch sử nhưng đến nay chiếc áo dài vẫn còn vẹn nguyên giá trị. Chiếc áo dài ra đời lần đầu vào thế kỉ XVIII, dưới thời chúa Nguyễn Phúc Khoát. Tiền thân của áo dài VN là chiếc áo giao lãnh, hơi giống áo tứ thân. Trải qua thời gian chiếc áo giao lãnh mới được chỉnh sửa để phù hợp với đặc thù lao động của người phụ nữ Việt Nam. Đến khoảng những năm ba mươi của thế kí hai mươi, hai họa sĩ là Cát Tường và Lê Phổ đã cách tân chiếc áo dài mang màu sắc phương Tây. Sau đó, bà Trịnh Thục Oanh đã có một cuộc cách tân táo bạo hơn: bà đã nhấn eo chiếc áo, ôm sát theo đường nét mĩ miều, duyên dáng của người phụ nữ. Như vậy, trải qua bao năm tháng, chiếc áo dài dần được thay đổi và hoàn thiện hơn để phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ và cuộc sống năng động của người phụ nữ ngày nay. Áo dài được cấu tạo gồm cổ áo, tay áo và thân áo. Cổ áo cổ điển cao khoảng 4 đến 5 cm, khoét hình chữ V. Kiểu cổ áo này càng làm tôn lên vẻ đẹp của chiếc cổ cao ba ngấn trắng ngần thanh tú của người phụ nữ. Ngày nay, kiểu cổ áo dài được biến tấu khá đa dạng như kiểu cổ thuyền, cổ trái tim, cổ tròn, cổ chữ U... Cúc áo dài thường là cúc bấm, được cài từ cổ qua vai xuống đến phần eo, ngày nay để tiện sử dụng người mặc đã thay cúc bằng dây kéo hai bên hông. Thân áo được tính từ cổ xuống phần eo. Thân áo dài được may vừa vặn, ôm sát thân người mặc, ở phần eo được chít ben góp phần làm nổi bật chiếc eo thon của người phụ nữ. Từ eo, thân áo dài được xẻ làm hai tà: tà trước và tà sau. Cả hai tà này phải dài qua đầu gối đến mắt cá chân hoặc bàn chân. Tay áo được tính từ vai, may ôm sát cánh tay, dài đến cổ tay hoặc hiện nay có nhiều người mặc dài đến khủy tay. Chiếc áo dài được mặc với quần thay cho chiếc váy đen ngày xưa. Áo dài thường được may bằng vải mềm và có độ rủ cao. Chất liệu vải để may áo dài rất đa dạng: nhung, voan, the, lụa,… màu sắc cũng rất phong phú: trắng, xanh, vàng, tím... Chọn màu sắc và chất liệu để may áo dài tùy thuộc vào tuổi tác và sở thích của người mặc. Nhờ bàn tay khéo léo của những nhà thiết kế, cùng chất liệu mỏng chiếc áo dài đã tôn thêm vẻ đẹp dịu dàng, kín đáo, kiều diễm, mảnh mai, thướt tha của người phụ nữ Việt Nam. Nét đẹp đó làm say lòng bao văn nhân, thi sĩ Việt Nam cũng như khách nước ngoài khi tham quan du lịch Việt Nam. Chiếc áo dài ngày nay không chỉ là trang phục lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn văn hóa dân tộc, là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam mà chiếc áo dài đã trở thành trang phục công sở như các ngành nghề: tiếp viên hàng không, nữ giáo viên, nữ nhân viên ngân hàng, học sinh,… Ngoài ra ta có thể diện áo dài để đi dự tiệc, dạo phố vừa kín đáo, duyên dáng nhưng cũng không kém phần thời trang, thanh lịch. Chiếc áo dài khi mặc thường được được đi kèm với chiếc nón lá đội đầu càng tôn vẻ dịu dàng nữ tính của người phụ nữ Việt Nam. Chiếc áo dài là niềm tự hào của y phục dân tộc, thấm đẫm tâm hồn cốt cách Việt Nam. Năm 1970 tại hội chợ quốc tế O-sa-ka ( Nhật Bản) chiếc áo dài Việt Nam đã đạt huy chương vàng về y phục dân tộc. Áo dài được may bằng chất liệu vải mềm nên đòi hỏi phải được bảo quản cẩn thận. Mặc xong nên giặt ngay để tránh ẩm mốc. Khi giặt áo, chúng ta chỉ nên giặt bằng tay, giũ cho áo ráo nước và phơi ngoài nắng nhẹ, tránh nắng gắt vì áo dễ bạc màu. Sau đó ủi với nhiệt độ vừa phải, treo vào móc áo và cất vào tủ. Bảo quản tốt thì áo dài sẽ mặc bền, giữ được dáng áo và màu sắc đẹp. Áo dài được xem là quốc phục của nước Việt Nam. Hiện nay có nhiều mẫu thời trang ra đời rất đẹp và hiện đại nhưng vẫn không có mẫu trang phục nào thay thế được chiếc áo dài – trang phục truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Mỗi người Việt Nam dù ở đâu nhưng khi nhìn thấy tà áo dài là nhớ về quê hương, đất nước. Đúng như lời bài hát “Một thoáng quê hương” của nhạc sỹ Thanh Tùng đã viết:

Đẹp biết bao quê hương cho ta chiếc áo nhiệm màu

Dù ở đâu Paris, London hay những miền xa

Thoáng thấy áo dài bay trên đường phố

Sẽ thấy tâm hồn quê hương ở đó em ơi!

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
4 lượt xem
2 đáp án
14 giờ trước