Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm cho bài LÃO HẠC

2 câu trả lời

I/ Mở bài: Ngôi kể thứ I (tôi) có mặt trong câu chuyện như người thứ 3 ngoài lão Hạc với ông giáo (phân biệt với người kể ở trong truyện của Nam Cao chính là ông giáo)

Giới thiệu hoàn cảnh lão Hạc sang nhà ông giáo để kể chuyện bán chó. Ở đó có ông giáo và người kể.

II/ Thân bài:

- Kể: Lão Hạc kể chuyện bán chó với ông giáo:

Lão Hạc báo tin bán chó

Lão Hạc kể lại chuyện bán chó

Miêu tả: Nét mặt đau khổ của lão Hạc

Biểu cảm: Nỗi ân hận của lão Hạc về việc bán chó và thái độ của ông giáo.

Lão Hạc: Chua chát kết thúc việc bán chó.

- Miêu tả: Nét mặt của ông giáo khi nhận được tin => suy tư nghĩ ngợi và đau khổ với lão Hạc

- Biểu cảm:

Nêu những suy nghĩ của bản thân với câu chuyện

Nêu những suy nghĩ về các nhân vật ở trong đó (về ông giáo và lão Hạc)

III/ Kết bài: Nhắc lại sự việc bán chó. Đặc biệt là khi sự việc kết thúc. Nhận định, đánh giá chung về sự việc đó. Trở lại hoàn cảnh thực tại của mình.

$#Ben347$

Trả lời:

A. Mở bài

  - Giới thiệu khái quát về nhà văn Nam Cao và truyện ngắn Lão Hạc

  - Dẫn dắt vấn đề

B. Thân bài

1. Tác giả

 a. Cuộc đời con người

  - Tên thật Trần Hữu Tri (1915 – 1951) bút danh Nam Cao.

  - Ông sinh ra trong một gia đình nông dân tại làng Đại Hoàng tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, nay thuộc Hòa Hậu, Lí Nhân, Hà Nam.

  - Nam Cao bôn ba nhiều nơi, nhưng bệnh tật đẩy ông về quê. Từ đó, Nam Cao sống chật vật bằng nghề dạy học và viết văn. 

 b. Sự nghiệp sáng tác

   - Sinh thời, Nam Cao thường suy nghĩ về vấn đề “sống và viết”.

   - Sự nghiệp của ông bắt đầu bằng các trang văn lãng mạn. Lúc này, quan điểm sáng tác lãng mạn ảnh hưởng đến Nam Cao khá rõ. Nhưng rồi, tác giả nhận ra: văn chương lãng mạn có phần xa lạ với đời sống lầm than, nhà văn lãng mạn thoát li không ưa sự thật; âm điệu ảo não, thất tình tràn đầy các trang sách của họ.

   - Nam Cao là nhà văn hiện thực – người thư kí trung thành của thời đại. Với quan niệm “chỉ tả được cái bề ngoài của xã hội”, văn chương sẽ không có giá trị, ông nghĩ: viết thì “rất cần sự thực”. 

   - Trước 1945, tài năng Nam Cao kết tinh trong gần 60 truyện ngắn, một truyện vừa (Chuyện người hàng xóm), và tiểu thuyết Sống mòn. Tác phẩm của ông chủ yếu xoay quanh hai đề tài: người tri thức nghèo và nông dân bần cùng.

   - Các tác phẩm của ông "Những truyện không muốn viết" (1942), " Trăng sáng" (1943), " Đời thừa" (1943), " Sống mòn" (tiểu thuyết - 1944). "Chí Phèo" (1941), "Trẻ con không được ăn thịt chó" (1942), "Lão Hạc" (1943), "Một bữa no" (1943).

2. Truyện ngắn " Lão Hạc"

  - Hoàn cảnh sáng tác

  - Tóm tắt tác phẩm

  - Ý ngĩa của tác phẩm

   + Tố cáo sự tàn ác, sự đối xử với người dân của chế độ thực dân và phong kiến

   + Ca ngời sự vượt lên, chịu khó, và chịu thương cần cù của người dân thơi xưa

C. Kết bài

  - Đánh giá chung