Khổ 3 nhớ rừng là 1 bức tranh tứ bình lộng lẫy em hãy triển khai luận điểm theo quy cách quy nạp

2 câu trả lời

Khổ thơ thứ ba trong bài Nhớ rừng của nhà thơ Thế Lữ đã thể hiện được sự tài hoa của nghệ thuật vẽ tranh bằng ngôn từ của thơ của Thế Lữ. Thật vậy, khổ ba là bức tranh tứ bình được vẽ nên bằng chất liệu thơ từ đó thể hiện được quá khứ oai phong lẫm liệt của chúa sơn lâm. Hai câu thơ đầu "Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối? Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan". Khung cảnh tuyệt đẹp của những đêm trăng vàng hiện ra làm nền cho sự oai phong lẫm liệt của hổ. Hình ảnh nhân hóa "say mồi" và "uống ánh trăng tan" là hình ảnh lãng mạn nhưng vô cùng oai phong của chúa sơn lâm. Tiếp theo là hình ảnh của những cơn mưa lớn như làm rung chuyển cả núi rừng:" Đâu những ngày mưa chuyển bố phương ngàn/ Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?". Hình ảnh những trận mưa to cùng với thái độ "lặng ngắm" của chúa sơn lâm để thể hiện được thái độ ngang tàng và quá khứ vàng son của hổ. Những ngày ngắm giang sơn từng bước đổi mới thật vĩ đại và khí phách chứ ko phải là hiện tại giả dối như thế này. Kỷ niệm về thời kì huy hoàng tiếp tục hiện về khung cảnh bình minh. Vương quốc tràn ngập trong màu xanh và ánh nắng và hổ nằm ngủ ngon lành trong khúc nhạc của tiếng chim muông. "Đâu những bình minh cây xanh nắng gội...tưng bừng". Bức tranh trên hiện ra đầy màu sắc và âm thanh, màu hồng bình minh, màu vàng nhạt nắng sớm, màu xanh cây rừng, âm thanh vui nhộn của đàn chim. Đó chẳng phải chính là sự hoài niệm về những ngày được sống trong thiên nhiên tươi đẹp của chúa sơn lâm hay sao? Đặc biệt nhất chính là hình ảnh cuối "Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng. Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt" là hình ảnh tuyệt đẹp của hoàng hôn cùng tư thế, khí phách độc tôn của hổ. Tóm lại, 4 bức tranh thiên nhiên trong khổ 3 đều là những hình ảnh tuyệt đẹp nhằm làm tôn lên tư thế và khí phách oai phong, lẫm liệt của chúa sơn lâm có 1 quá khứ vàng son. 

Đầu tiên,hổ hiện lên như một thi sĩ lãng mạn khi ko thể cầm lòng trước "những đêm vàng"mà "say mồi ,uống ánh trăng tan":

“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan"

Vào những ngyà mưa chuyển bốn phương ngàn,hổ "lặng ngắm giang sơn mình đổi mới";lúc này nó trông như một nhà hiền triết:

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới

Hay trong những bình minh cây xanh nắng gội,hổ hiện lên là một bậc đế vương hiền lành khi "tưng bừng"bởi tiếng chim ca:

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng

Cuối cùng,khi mảnh mặt trời gay gắt ko còn nữa,nó trở về là chính nó -một vị chúa tể của bóng tối.Tàn bạo và hung dữ là những từ ngữ thuộc về nó:

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt”.

Không những vậy ,ta còn nhận ra rằng có xuất hiện một phép đảo ngữ trong câu trên,"một phép đảo ngữ rất đắt" .Thể hiện cái hình tượng lớn lao của loài hổ:Tất cả đều bé nhỏ dưới con mắt của hầm thiêng.Đến cả mặt trời cũng chỉ là"mảnh"thì liệu có cái gì lớn đây?Nhưng mộng tưởng vẫn chỉ là mộng tưởng,hoài niệm cũng chỉ là trong dĩ vãng .Thực tế thì hổ ấy đâu còn oanh liệt như trước kia,bây giờ nó hiện trong cũi sắt của vườn bách thú ,gặm nhấm căm hờn hàng ngày hàng giờ.Cái câu than kia mới nói lên nỗi lòng thực sự của nó:

Than ôi !thời oanh liệt nay còn đâu?

Ta thấy được sự bất lực,một tiếng than hay nói cách khác là tiếng gọi về quá khứ của con hổ.Cái quá khứ vàng son ,tự do ,đứng trên vạn vật mới là cái nó nhớ về.Tóm lại ,với bút pháp lãng mạn của Thế Lữ ,ông đã vẽ nên một bộ tranh ko gì có thể sánh bằng,tuyệt đẹp ,hùng vĩ.Phóng khoáng! Và đồng thời cũng đã làm sống dậy một thời huy hoàng ,quyền uy của vị chúa tể rừng già.

*câu phủ định:Đầu tiên,hổ hiện lên như một thi sĩ lãng mạn khi ko thể cầm lòng trước "những đêm vàng"mà "say mồi ,uống ánh trăng tan":

*câu cảm thán:Phóng khoáng !

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
4 lượt xem
2 đáp án
17 giờ trước