kể về tiểu sử của hít lê kể từ khi hít lê còn bé đến lúc chết
2 câu trả lời
Adolf Hitler (tiếng Đức: [ˈadɔlf ˈhɪtlɐ] ( nghe); 20 tháng 4 năm 1889 – 30 tháng 4 năm 1945) là một chính khách người Đức,[a] nhà độc tài của Đức từ năm 1933 cho đến khi qua đời vào năm 1945. Tiến tới quyền lực với tư cách là chủ tịch Đảng Quốc Xã,[b] Hitler trở thành Thủ tướng Đức vào năm 1933 và sau đó là Führer (Lãnh tụ) vào năm 1934. Dưới chế độ độc tài của mình, ông phát động Chiến tranh thế giới thứ hai ở châu Âu bằng cuộc xâm lược Ba Lan vào tháng 9 năm 1939. Xuyên suốt cuộc chiến, ông trực tiếp tham gia chỉ đạo các hoạt động quân sự của Wehrmacht đồng thời là nhân vật đóng vai trò trung tâm trong cuộc diệt chủng người Do Thái Holocaust.
Sinh ra tại Áo-Hung, Hitler lớn lên ở gần Linz rồi chuyển đến Đức vào năm 1913 và từng được tặng thưởng vì phục vụ trong Lục quân Đức thời Chiến tranh thế giới thứ nhất. Năm 1919, ông gia nhập Đảng Công nhân Đức, tiền thân của Đảng Quốc Xã rồi trở thành lãnh đạo đảng này vào hai năm sau. Năm 1923, Hitler tiến hành đảo chính ở München nhằm cướp chính quyền, song cuộc đảo chính thất bại còn bản thân Hitler bị kết án 5 năm tù giam. Trong thời gian đó, ông sáng tác tập đầu cuốn tự truyện kiêm tuyên ngôn chính trị Mein Kampf. Sau khi được tại ngoại sớm vào năm 1924, Hitler thu hút sự ủng hộ của quần chúng thông qua việc công kích hòa ước Versailles, cổ xúy chủ nghĩa Liên Đức, chủ nghĩa bài Do Thái, chủ nghĩa chống cộng bằng các biện pháp tuyên truyền cùng tài hùng biện lôi cuốn của mình. Ông thường lên án chỉ trích chủ nghĩa tư bản quốc tế và chủ nghĩa cộng sản, cho rằng chúng là một phần của cái gọi là Âm mưu Do Thái.
Tháng 11 năm 1932, tuy giành được nhiều ghế nhất quốc hội song Đảng Quốc Xã không thiết lập được đa số. Kết quả là không đảng nào có thể thành lập liên minh chiếm đa số trong nghị viện để ủng hộ một ứng cử viên cho chức thủ tướng. Cựu thủ tướng Franz von Papen cùng các nhà lãnh đạo bảo thủ khác đã thuyết phục Tổng thống Paul von Hindenburg bổ nhiệm Hitler làm thủ tướng vào ngày 30 tháng 1 năm 1933. Không lâu sau đó, Quốc hội thông qua Đạo luật Cho quyền, bắt đầu quá trình chuyển đổi Cộng hòa Weimar thành Đức Quốc Xã, một chế độc độc tài đơn đảng dựa trên ý thức hệ toàn trị và chuyên quyền của chủ nghĩa quốc xã. Hitler hướng tới việc loại bỏ người Do Thái khỏi nước Đức và thiết lập một Trật tự Mới để phản bác trật tự thế giới thời kỳ hậu Thế chiến thứ nhất do Anh và Pháp thống trị mà ông cho là không công bằng. Sáu năm kể từ khi Hitler lên nắm quyền, nền kinh tế Đức phục hồi nhanh chóng sau cuộc Đại suy thoái năm 1929, những hạn chế mà Hòa ước Versailles áp đặt lên nước Đức giai đoạn hậu Chiến tranh thế giới thứ nhất được bãi bỏ, các vùng lãnh thổ có hàng triệu người dân tộc Đức sinh sống được sáp nhập. Những thành tựu kể trên đã giúp Hitler giành được sự ủng hộ đáng kể từ quần chúng nhân dân.
Hitler khát khao tìm kiếm "Không gian sống" cho dân tộc Đức ở Đông Âu. Chính sách đối ngoại hung hăng của ông được xem là nguyên nhân chính dẫn tới sự bùng nổ Thế chiến II ở Âu Châu. Ông chỉ đạo công cuộc tái vũ trang quy mô lớn của Quân đội Đức, tiến hành xâm lược Ba Lan vào ngày 1 tháng 9 năm 1939, dẫn đến việc cả Anh lẫn Pháp tuyên chiến với Đức. Tháng 6 năm 1941, Hitler ra lệnh tấn công Liên Xô. Đến cuối năm đó, quân Đức và các nước thuộc khối Trục châu Âu đã chiếm đóng gần như toàn bộ châu Âu và Bắc Phi. Tuy nhiên, cục diện chiến tranh đã đảo chiều kể từ năm 1942 và sang tới năm 1945 thì nước Đức đã bị quân Đồng Minh áp sát từ mọi phía. Ngày 29 tháng 4 năm 1945, Hitler kết hôn với người tình Eva Braun tại Führerbunker ở Berlin trước khi cả hai cùng tự sát sau đó một ngày để tránh rơi vào tay Hồng quân Liên Xô.
Dưới sự lãnh đạo của Hitler, chế độ Quốc Xã đã gây ra cái chết của khoảng 6 triệu người Do Thái và hàng triệu nạn nhân khác mà họ coi là Untermensch (người hạ đẳng) hoặc "không xứng đáng được tồn tại".[c] Hitler và chế độ Quốc Xã trực tiếp khiến khoảng 19,3 triệu dân thường và tù nhân chiến tranh thiệt mạng. Ngoài ra, khoảng 28,7 triệu binh lính và dân thường đã thiệt mạng bởi các hoạt động quân sự tại chiến trường châu Âu. Với số thương vong vô tiền khoáng hậu, Thế chiến thứ hai là cuộc xung đột đẫm máu nhất lịch sử nhân loại.
Sử gia Heinrich August Winkler gọi cái cách Hitler lên nắm quyền là "thiếu vẻ vang" khi Đảng Quốc Xã mất hai triệu phiếu và không thể giành được đa số tại quốc hội. Ông chỉ có thể ngồi vào vị trí đứng đầu chính phủ nhờ sự đề bạt của những nhân vật quyền lực ngành công nghiệp nặng và tầng lớp tinh hoa của chế độ quân chủ cũ, những người nghĩ rằng có thể dễ dàng lợi dụng và chế ngự Hitler khi hầu hết các vị trí trong nội các đều do nhóm chính trị gia bảo thủ nắm giữ.[2]
Adolf Hitler ( 20 tháng 4 năm 1889 – 30 tháng 4 năm 1945) là một chính khách người Đức,[a] nhà độc tài của Đức từ năm 1933 cho đến khi qua đời vào năm 1945. Tiến tới quyền lực với tư cách là chủ tịch Đảng Quốc Xã,[b] Hitler trở thành Thủ tướng Đức vào năm 1933 và sau đó là Führer (Lãnh tụ) vào năm 1934. Dưới chế độ độc tài của mình, ông phát động Chiến tranh thế giới thứ hai ở châu Âu bằng cuộc xâm lược Ba Lan vào tháng 9 năm 1939. Xuyên suốt cuộc chiến, ông trực tiếp tham gia chỉ đạo các hoạt động quân sự của Wehrmacht đồng thời là nhân vật đóng vai trò trung tâm trong cuộc diệt chủng người Do Thái Holocaust.
Sinh ra tại Áo-Hung, Hitler lớn lên ở gần Linz rồi chuyển đến Đức vào năm 1913 và từng được tặng thưởng vì phục vụ trong Lục quân Đức thời Chiến tranh thế giới thứ nhất. Năm 1919, ông gia nhập Đảng Công nhân Đức, tiền thân của Đảng Quốc Xã rồi trở thành lãnh đạo đảng này vào hai năm sau. Năm 1923, Hitler tiến hành đảo chính ở München nhằm cướp chính quyền, song cuộc đảo chính thất bại còn bản thân Hitler bị kết án 5 năm tù giam. Trong thời gian đó, ông sáng tác tập đầu cuốn tự truyện kiêm tuyên ngôn chính trị Mein Kampf. Sau khi được tại ngoại sớm vào năm 1924, Hitler thu hút sự ủng hộ của quần chúng thông qua việc công kích hòa ước Versailles, cổ xúy chủ nghĩa Liên Đức, chủ nghĩa bài Do Thái, chủ nghĩa chống cộng bằng các biện pháp tuyên truyền cùng tài hùng biện lôi cuốn của mình. Ông thường lên án chỉ trích chủ nghĩa tư bản quốc tế và chủ nghĩa cộng sản, cho rằng chúng là một phần của cái gọi là Âm mưu Do Thái.
Tháng 11 năm 1932, tuy giành được nhiều ghế nhất quốc hội song Đảng Quốc Xã không thiết lập được đa số. Kết quả là không đảng nào có thể thành lập liên minh chiếm đa số trong nghị viện để ủng hộ một ứng cử viên cho chức thủ tướng. Cựu thủ tướng Franz von Papen cùng các nhà lãnh đạo bảo thủ khác đã thuyết phục Tổng thống Paul von Hindenburg bổ nhiệm Hitler làm thủ tướng vào ngày 30 tháng 1 năm 1933. Không lâu sau đó, Quốc hội thông qua Đạo luật Cho quyền, bắt đầu quá trình chuyển đổi Cộng hòa Weimar thành Đức Quốc Xã, một chế độc độc tài đơn đảng dựa trên ý thức hệ toàn trị và chuyên quyền của chủ nghĩa quốc xã. Hitler hướng tới việc loại bỏ người Do Thái khỏi nước Đức và thiết lập một Trật tự Mới để phản bác trật tự thế giới thời kỳ hậu Thế chiến thứ nhất do Anh và Pháp thống trị mà ông cho là không công bằng. Sáu năm kể từ khi Hitler lên nắm quyền, nền kinh tế Đức phục hồi nhanh chóng sau cuộc Đại suy thoái năm 1929, những hạn chế mà Hòa ước Versailles áp đặt lên nước Đức giai đoạn hậu Chiến tranh thế giới thứ nhất được bãi bỏ, các vùng lãnh thổ có hàng triệu người dân tộc Đức sinh sống được sáp nhập. Những thành tựu kể trên đã giúp Hitler giành được sự ủng hộ đáng kể từ quần chúng nhân dân.
Hitler khát khao tìm kiếm "Không gian sống" cho dân tộc Đức ở Đông Âu. Chính sách đối ngoại hung hăng của ông được xem là nguyên nhân chính dẫn tới sự bùng nổ Thế chiến II ở Âu Châu. Ông chỉ đạo công cuộc tái vũ trang quy mô lớn của Quân đội Đức, tiến hành xâm lược Ba Lan vào ngày 1 tháng 9 năm 1939, dẫn đến việc cả Anh lẫn Pháp tuyên chiến với Đức. Tháng 6 năm 1941, Hitler ra lệnh tấn công Liên Xô. Đến cuối năm đó, quân Đức và các nước thuộc khối Trục châu Âu đã chiếm đóng gần như toàn bộ châu Âu và Bắc Phi. Tuy nhiên, cục diện chiến tranh đã đảo chiều kể từ năm 1942 và sang tới năm 1945 thì nước Đức đã bị quân Đồng Minh áp sát từ mọi phía. Ngày 29 tháng 4 năm 1945, Hitler kết hôn với người tình Eva Braun tại Führerbunker ở Berlin trước khi cả hai cùng tự sát sau đó một ngày để tránh rơi vào tay Hồng quân Liên Xô.
Dưới sự lãnh đạo của Hitler, chế độ Quốc Xã đã gây ra cái chết của khoảng 6 triệu người Do Thái và hàng triệu nạn nhân khác mà họ coi là Untermensch (người hạ đẳng) hoặc "không xứng đáng được tồn tại".[c] Hitler và chế độ Quốc Xã trực tiếp khiến khoảng 19,3 triệu dân thường và tù nhân chiến tranh thiệt mạng. Ngoài ra, khoảng 28,7 triệu binh lính và dân thường đã thiệt mạng bởi các hoạt động quân sự tại chiến trường châu Âu. Với số thương vong vô tiền khoáng hậu, Thế chiến thứ hai là cuộc xung đột đẫm máu nhất lịch sử nhân loại.
Sử gia Heinrich August Winkler gọi cái cách Hitler lên nắm quyền là "thiếu vẻ vang" khi Đảng Quốc Xã mất hai triệu phiếu và không thể giành được đa số tại quốc hội. Ông chỉ có thể ngồi vào vị trí đứng đầu chính phủ nhờ sự đề bạt của những nhân vật quyền lực ngành công nghiệp nặng và tầng lớp tinh hoa của chế độ quân chủ cũ, những người nghĩ rằng có thể dễ dàng lợi dụng và chế ngự Hitler khi hầu hết các vị trí trong nội các đều do nhóm chính trị gia bảo thủ nắm giữ