. Thêm vào một vế câu để hoàn chỉnh các câu ghép sau và phân tích cấu tạo các câu ghép đó : a) Nó nói nhưng ... b) ...................................................................... nên nước sông dâng cao. c) Nếu Tuấn nghe lời tôi thì ...... d) ................................................................................ , còn tôi thích học Tiếng Việt.
2 câu trả lời
a) Nó nói nhưng tay vẫn làm.
× Vế 1:
+ CN: Nó
+ VN: nói
× Vế 2:
+ CN: tay
+ VN: vẫn làm
- Hai vế câu được nối với nhau bằng quan hệ từ "nhưng"
b) Vì trời mưa to nên nước sông dâng cao.
× Vế 1:
+ CN: trời
+ VN: mưa to
× Vế 2:
+ CN: nước sông
+ VN: dâng cao
- Hai vế câu được nối với nhau bằng cặp quan hệ từ "Vì - nên" (biểu thị nguyên nhân - kết quả)
c) Nếu Tuấn nghe lời tôi thì nó đã không chạy nhảy để rồi bị ngã.
× Vế 1:
+ CN: Tuấn
+ VN: nghe lời tôi
× Vế 2:
+ CN: nó
+ VN: đã không chạy nhảy để rồi bị ngã
- Hai vế câu được nối với nhau bằng cặp quan hệ từ "Nếu - thì" (biểu thị điều kiện; giả thiết - kết quả)
d) Lan thích học Toán, còn tôi thích học Tiếng Việt.
× Vế 1:
+ CN: Lan
+ VN: thích học Toán
× Vế 2:
+ CN: tôi
+ VN: thích học Tiếng Việt
- Hai vế câu được nối trực tiếp bằng dấu phẩy (,).
- Chúc cậu học tốt.
a, Nó nói nhưng nó không làm.
+ CN1: Nó
+ VN1: nói
+ CN2: nó
+ VN2: không làm
$\Rightarrow$ Vì câu gồm 2 cụm C-V không bao chứa nhau nên là câu ghép.
b, Vì trời mưa lớn nên nước sông dâng cao.
+ CN1: trời
+ VN1: mưa lớn
+ CN2: nước sông
+ VN2: dâng lên cao
$\Rightarrow$ Vì câu gồm 2 cụm C-V không bao chứa nhau nên là câu ghép.
c, Nếu Tuấn nghe lời tôi thì bạn ấy đã không học hành sa sút.
+ CN1: Tuấn
+ VN1: nghe lời tôi
+ CN2: bạn ấy
+ VN2: đã không học hành sa sút
$\Rightarrow$ Vì câu gồm 2 cụm C-V không bao chứa nhau nên là câu ghép.
d, Khôi thích học Toán, còn tôi thích học Tiếng Việt.
+ CN1: Khôi
+ VN1: thích học Toán
+ CN2: tôi
+ VN2: thích học Tiếng Việt
$\Rightarrow$ Vì câu gồm 2 cụm C-V không bao chứa nhau nên là câu ghép.