Kể về một kỉ niệm của em về một thầy/ cô giáo cũ.

2 câu trả lời

Trong tuổi học sinh của mỗi chúng ta, ai cũng có những kỷ niệm không thể nào quên với thầy cô giáo cũ đã từng dạy dỗ mình. Đó là những kỷ niệm gắn bó, những kỷ niệm thiêng liêng khắc sâu trong trái tim trí nhớ của mỗi chúng ta, theo chúng ta tới suốt cuộc đời của mình.

Với tôi, tôi có một kỷ niệm không bao giờ có thể phai mờ, một kỷ niệm sâu sắc suốt đời không thể quên với người thầy đáng kính nhất của cuộc đời mình. Thầy không chỉ là người thầy dạy dỗ tôi con chữ, trí tuệ mà còn là người cha dìu dắt tôi trong những ngày bỡ ngỡ tới trường, trong lúc còn ngơ ngác chưa hiểu hiểu sự đời.

Đó chính là thầy giáo dạy tôi những năm tiểu học. Một kỷ niệm vô cùng đẹp về thầy giáo chủ nhiệm của mình, khi tôi lần đầu ngây thơ, ngỡ ngàng bước chân vào lớp một với biết bao nhiêu lạ lẫm, mới mẻ, biết bao cảm xúc bồi hồi, khi tất cả với tôi đều mới mẻ, thầy cô giáo mới, bạn bè mới…

Trong ngày trọng đại của đời mình, sau khi lễ khai giảng kết thúc tất cả học sinh đều được phân công về lớp của mình để học buổi học đầu tiên. Một buổi học vô cùng ý nghĩa. Và để gặp gỡ trao đổi với giáo viên chủ nhiệm làm quen với bạn bè của mình, ngôi nhà mới sẽ theo chúng ta trong những năm tiểu học.

Khi thầy Hoàn bước vào, trông dáng người nhanh nhẹn hoạt bát của thầy, nhìn nụ cười ấm áp ấy tự dưng tôi có cảm giác thầy thật gần gũi thân thuộc tựa như ba mình ở nhà. Trên mái tóc thầy đã có đôi sợi bạc, thể hiện sự nhọc nhằn của thời gian sương gió.

Khuôn mặt thầy vô cùng quắc thước, trên bàn tay cầm phấn có nhiều nếp năm thể hiện việc thầy phải vất vả vì học sinh nhiều.

Thầy bước đi trên bục giảng, tự giới thiệu về mình, rồi ra hiệu cho chúng tôi giữ trật tự, thầy kể về những điểm thầy thích những gì thầy mong chờ ở chúng tôi. Thầy cũng sẽ là thầy giáo chủ nhiệm chúng tôi trong năm năm tiểu học.

Giọng thầy du dương ấm áp cho chúng tôi một cảm giác vô cùng gần gũi thân thuộc, trong ngày đầu tiên tới trường tôi luôn ấn tượng bởi vẻ gần gũi giản dị thân thiện của thầy, khác hẳn với những gì tôi thường tưởng tượng về thầy cô giáo ở trường tiểu học nghiêm nghị, xa cách.

Sau khi thầy bắt đầu viết những chữ cái đầu tiên để đưa chúng tôi vào một thế giới mới thì cũng là lúc tôi biết tới chữ viết trong cuộc đời mình.

Tôi mở vở bắt đầu cầm bút, tô theo nét vẽ có sẵn trong cuốn tập tô, những chữ viết đầu tiên run run, khiến tôi vô cùng lo lắng, xiên xẹo. Tôi sợ mình sẽ bị thầy mắng nên nét chữ càng quýnh quáng lại với nhau.

Thấy vậy, thầy Hoàn vội vàng tới và nắm lấy tay tôi rồi từ từ đưa tay tôi theo nét chữ khiến tôi tự tin hơn hẳn, những chữ viết sau dần dần đẹp hơn, rồi cho tới khi tôi tự tin viết thì thầy mới buông bàn tay tôi ra.

Nhìn khuôn mặt phúc hậu của thầy khiến tôi vô cùng cảm thấy ấm áp, nó thật gần gũi và thân thiết biết bao, khuôn mặt đó cứ bên cạnh tôi cho cả khi ngủ nó cũng vào trong giấc mơ của tôi.

Buổi học đầu tiên của tôi với người thầy đáng kính mà tôi không bao giờ quên đó chính là thầy Hoàn, người đã dạy cho tôi những nét chữ đầu đời biến tôi từ một kẻ không biết gì thành một con người cái gì cũng biết.

Công lao trời biển của thầy tôi luôn ghi khắc trong tim không bao giờ quên. Nó cũng giống như câu danh ngôn “Ngọc không mài không sáng, người không học không tài” mà thầy đã tặng chúng tôi trước khi chia tay mái trường tiểu học thân thương đó.

Trong mấy năm đi học, em đã có rất nhiều kỉ niệm buồn vui dưới mái trường thân yêu. Nhưng kỉ niệm mà tôi sẽ chẳng bao giờ quên đó là kỉ niệm hồi lớp 1, khi em tập viết và cô giáo đã tận tình cầm tay tôi viết từng nét.

Tròn 6 tuổi, em bước vào lớp một với tất cả sự háo hức. Em học đọc rất nhanh, chỉ nghe cô giáo đọc một lần, em có thể đọc theo vanh vách. Nhưng viết với em quả là một hành trình gian nan. Em thuận tay trái, từ nhỏ mẹ đã rèn cho em cầm bút tay phải. Nhưng cứ khi nào không có ai nhìn là em lại đổi tay. Cô giáo đầu tiên của em tên là Hoa. Đúng như cái tên, cô xinh xắn và rạng rỡ, lại trìu mến, hiền dịu như một bông hoa . Cô biết em thuận tay trái nên thường xuống bàn quan sát tôi viết. Bước vào học kì hai, chúng tôi tập viết chữ nhỏ, lại viết những bài chính tả dài hơn. Chữ em dần nguệch ngoạc. Trong giờ chính tả hôm đó, cô chép những dòng chữ tròn trịa lên bảng, chúng em chép vào vở của mình. Vì thấy cô không để ý, em lại đổi tay để viết.

Đến cuối buổi học, cô Ngọc trả vở chính tả cho chúng em. Cô bắt đầu nhận xét. Bỗng, cô nhắc tới em: “Bạn Gia Bảo hôm nay viết có tiến bộ. Tuy nhiên, cô nghĩ là con đang quên một điều.” Em hoảng hốt cúi mặt xuống. Trong tà áo dài thướt tha, cô bước xuống bàn em và tiếp lời: “Cả lớp nhớ cô dặn khi viết, tay chúng ta cầm bút thế nào không?” Lớp tôi đồng thanh nhắc lại lời cô dặn. Cô lại nói: “Tuy vậy, bạn Gia Bảo vẫn quên. Cô phê bình Gia Bảo trong buổi học ngày hôm nay.” Rồi cô nhìn thẳng em và nói: “Cô hi vọng Gia Bảo sẽ nhớ lời cô dặn.” Một vài bạn cất tiếng cười chê bai. Nghe thấy vậy, khuôn mặt em nóng bừng, nước mắt ứa ra và bàn tay vò trang vở vừa viết. “Cô thấy hôm nay chữ con viết tròn, đều đúng khoảng cách. Con viết đẹp hơn rất nhiều bạn.” – Cô lại nhẹ nhàng nói. Cả lớp im phăng phắc. Em được cô khen lại thấy êm lòng nên trút bỏ được cơn tức giận của một cậu con trai hiếu thắng.

Từ đó, em kiên trì rèn viết bằng tay phải. Lên lớp 2, tôi đã viết được những dòng chữ vô cùng sạch đẹp. Dù bây giờ, em không còn được học cô nữa, nhưng những bài học lí thú hay lời dạy ân cần của cô vẫn còn in đậm trong tâm trí em.