: kể 4 truyền thống tốt đẹp và chứng minh thanh niên đang duy trì phát huy những truyền thống đó P/s: Giúp mình vs, cảm ơn trc ạ!

1 câu trả lời

Lịch sử hàng nghìn năm dựng nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, dân tộc Việt Nam đã viết lên những trang sử hào hùng. Trong tiến trình lịch sử của dân tộc đã tạo nên nhân cách con người Việt Nam với các giá trị đạo đức vô cùng phong phú. Cùng với thời gian, các giá trị đạo đức này được lưu truyền qua các thế hệ, trở thành truyền thống tốt đẹp, là sức mạnh và động lực của dân tộc. Hòa cùng với dòng chảy lịch sử dân tộc, vùng quê hưng thịnh và yên bình với tên gọi “Hưng Yên” đã chứa đựng cả bề dày và sự phong phú, độc đáo của vùng văn hóa sông Hồng, đồng thời phát huy được các giá trị văn hóa mang bản sắc dân tộc. Những thế hệ con người Hưng Yên đã mang trong mình dòng máu của người Việt Nam với đầy đủ các giá trị đạo đức truyền thống: Yêu quê hương, đất nước; đoàn kết, anh dũng trong  cải tạo thiên nhiên và chống giặc ngoại xâm; cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất; ham học hỏi và giàu lòng nhân nghĩa, thủy chung...Tình yêu dành cho quê hương, đất nước ở mỗi quốc gia, mỗi dân tộc trên thế giới hoàn toàn không giống nhau, song tựu chung lại sợi chỉ đỏ chủ nghĩa yêu nước là biểu hiện khát vọng và hành động luôn đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân lên trên hết. Chủ nghĩa yêu nước của dân tộc Việt Nam được hình thành từ rất sớm, bắt nguồn từ những tình cảm rất đơn sơ, bình dị trong gia đình, làng xã và rộng hơn là tình yêu Tổ quốc. Với vị trí địa lý là đầu mối giao thông quốc tế quan trọng, có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, Việt Nam luôn là mục tiêu xâm lược của nhiều quốc gia. Trong tiến trình phát triển của dân tộc, nhân dân ta đã phải trải qua thời gian dài chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước. Lịch sử thời kỳ nào cũng sáng ngời những tấm gương kiên trung, bất khuất của chủ nghĩa anh hùng cách mạng: Từ Bà Triệu “Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá trường kình ở biển Đông, lấy lại giang sơn, dựng nền độc lập, cởi ách nô lệ, chứ đâu chịu khom lưng làm tì thiếp cho người!”; Trần Bình Trọng “Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc”; Nguyễn Huệ “Đánh cho để dài tóc/Đánh cho để đen răng/Đánh cho nó chích luân bất phản/Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn/Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”… đến Bế Văn Đàn lấy thân mình làm giá súng, Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai, Nguyễn Viết Xuân với tinh thần “Nhằm thẳng quân thù! Bắn!”… Chủ nghĩa yêu nước, ý chí độc lập và tự cường dân tộc đã trở thành “dòng chủ lưu của đời sống Việt Nam”, là nền tảng tinh thần to lớn, là giá trị đạo đức cao quý nhất trong thang bậc các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam, trở thành “tiêu điểm của các tiêu điểm, giá trị của các giá trị” và là nguồn sức mạnh vô địch để dân tộc ta vượt qua khó khăn, chiến thắng mọi kẻ thù, xứng đáng với lời ngợi ca của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”

ây là giá trị đạo đức nhân văn sâu sắc được sinh dưỡng trong chính đau thương, mất mát qua các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc và cuộc sống lam lũ hàng ngày từ nền sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước của dân tộc Việt Nam. Điều dễ nhận thấy về biểu hiện lòng nhân ái của dân tộc ta được bắt nguồn từ một chữ “tình” - Trong gia đình đó là tình cảm đối với đấng sinh thành “Công cha như núi Thái Sơn/Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”, tình anh em “như thể tay chân”, tình nghĩa vợ chồng “đầu gối, tay ấp”; rộng hơn là tình làng xóm láng giềng và bao trùm hơn cả là tình yêu thương đồng loại “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng”… Lòng yêu thương và sống có nghĩa tình còn được biểu hiện trong sự tương trợ, giúp đỡ nhau; sự khoan dung, vị tha dành cho cả những người đã từng lầm đường lạc lối biết lấy công chuộc tội. Không chỉ biểu hiện trong đời sống hàng ngày, tình yêu thương, sự khoan dung, độ lượng với con người của dân tộc Việt Nam còn được nâng lên thành những chuẩn tắc trong các bộ luật của Nhà nước; đồng thời là cơ sở của tinh thần yêu chuộng hoà bình và tình hữu nghị với các dân tộc trên thế giới. Trong lịch sử, nhân dân ta luôn đề cao và coi trọng việc giữ tình hoà hiếu với các nước, tận dụng mọi cơ hội có thể để giải quyết hoà bình các xung đột, cho dù nguyên nhân từ phía kẻ thù ... Ngày nay, truyền thống nhân nghĩa đó không bị mai một hay mất đi, ngược lại tiếp tục được khẳng định và củng cố khi Đảng, Nhà nước và nhân dân ta thực hiện đường lối nhất quán “Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”. Ý thức đầu tiên về sự cố kết cộng đồng của người Việt Nam đã được dân gian thần thánh hóa bằng thiên truyền thuyết đẹp với hình ảnh “bọc trăm trứng” để lý giải cùng chung nguồn cội con cháu Rồng Tiên - Truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ. Trải qua thực tiễn trong cuộc sống lao động cũng như chiến đấu, tinh thần đoàn kết dân tộc bền chặt càng được đề cao và đã trở thành một triết lý nhân sinh sâu sắc “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/Thành công, thành công, đại thành công”. Trong 86 năm qua kể từ khi có Đảng lãnh đạo, thực tiễn cách mạng Việt Nam thêm một lần nữa đã thể hiện sức sống kỳ diệu và chứng minh chân lý đúng đắn về sức mạnh vĩ đại của tinh thần đại đoàn kết dân tộc. Sức mạnh đó chính là mạch nguồn của các thắng lợi trong Cách mạng Tháng Tám (1945), kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954) và chống Mỹ cứu nước (1954 - 1975)...  Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, tinh thần đoàn kết dân tộc càng có ý nghĩa hơn đối với sự nghiệp đổi mới đất nước, do đó tư tưởng chỉ đạo chiến lược xuyên suốt của cách mạng Việt Nam luôn được Đảng ta nhấn mạnh “Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế… phát huy cao độ nội lực, đồng thời phải tranh thủ ngoại lực, kết hợp yếu tố truyền thống với yếu tố hiện đại”2. Như vậy, biểu hiện về tinh thần đại đoàn kết cộng đồng đã trở thành một truyền thống tốt đẹp, có giá trị lý luận và thực tiễn cách mạng sâu sắc. Phát huy đại đoàn kết dân tộc là đoàn kết rộng rãi và lâu dài, đó là cội nguồn sức mạnh của dân tộc Việt Nam - “Một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của nhân dân ta”.