Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: ở vào nơi trung tâm trời đất; được thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi Nam Bắc Đông Tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp nước Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào? (Trích Chiếu dời đô, Ngữ văn 8, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam) a) (1,0 điểm) Trong đoạn trích, tác giả Lí Công Uẩn đã đưa ra dẫn chứng ở những phương diện nào để chứng minh thành Đại La là nơi thích hợp để đóng đô. b) (1,0 điểm) Tìm một thành ngữ trong đoạn trích trên và giải thích nghĩa của thành ngữ đó. c) (1,0 điểm) Tại sao kết thúc văn bản Chiếu dời đô, tác giả không ra mệnh lệnh mà lại đặt câu hỏi: “Các khanh nghĩ thế nào?”? d) (3,0 điểm) Lí Công Uẩn viết Chiếu dời đô để khẳng định việc thay đổi kinh đô với triều đại nhà Lí là một tất yếu khách quan để đất nước trở nên hùng cường. Từ văn bản này và những hiểu biết của bản thân, em hãy viết đoạn văn (khoảng 12 câu) trình bày suy nghĩ về phương châm sống: “Thay đổi để thành công”.

1 câu trả lời

a, Trong đoạn trích, tác giả Lí Công Uẩn đã đưa ra dẫn chứng ở những phương diện: 

+ Vị trí địa lí: ở trung tâm đất nước, mở ra bốn hướng nam, bắc, tây, đông; “ được cái thế rồng cuộn hổ ngồi”, “ lại tiện hướng nhìn sông dựa núi”.

+ Về địa thế: “ Rộng mà bằng”, “ đất đai cao mà thoáng”, tránh được cảnh ngập lụt.

+ Về vị thế chính trị, văn hoá: Là đầu mối giao lưu, “ Chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương”, là mảnh đất hưng thịnh “ Muôn vật cũng rất mực phong phú tối tươi”.

b.

- Thành ngữ: rồng cuộn hổ ngồi

- Giaỉ thích: dùng để chỉ thế đất hiểm yếu, linh thiêng, vừa  thuận tiện cho phòng thủ cũng như giữ gìn

c.

Cách kết thúc mang tính chất mệnh lệnh nghiêm khắc, độc thoại trở thành đối thoại, có phần dân chủ, cởi mở, tạo ra sự đồng cảm ở mức độ nhất định giữa vua và dân và bầy tụi. Việc dời đô đâu chỉ là ý nguyện riêng của Lí Công uẩn mà còn phù hợp với nguyện vọng chung của mọi người, ở Chiếu dời đô, bên cạnh tính chất mệnh lệnh còn là tính chất tâm tình. Vì vậy, Chiếu dời đô có sức mạnh thuyết phục người nghe bằng cả lí trí và tình cảm.

d. 

Một phương châm sống mà mỗi con người đều phải biết là nên học, đó là “Thay đổi để thành công”.Sự thay đổi và thành công luôn là 2 khái niệm gắn bó, quen thuộc.  Thay đổi là thay cái này bằng cái khác hay là sự đổi khác, trở nên khác trước, loại bỏ cái xưa cũ, lạc hậu đểm tìm đến cái mới mẻ tiến bộ từ nhận thức, tình cảm đến hành động. Và sự thay đổi và thành công có mối quan hệ 2 chiều với nhau.  Trước hết, muốn thành công, con người cần phải thay đổi.  Đó có thể là thay đổi bản thân, thay đổi mục tiêu, thay đổi cách thức để tìm kiếm 1 phương thức mới, hiệu quả hơn. Sự thay đổi là điều tất yếu, là quy luật của xã hội, cái mới nảy sinh thay thế cái cũ. Người biết thay đổi bản thân luôn đạt thành công nhờ trải qua thử thách, được trải nghiệm, rèn luyện ý chí, nghị lực, có niềm tin vào chính mình. Chúng ta đều mong muốn có một cuộc sống tốt đẹp hơn nhưng trước khi muốn thay đổi thế giới thì cần thay đổi chính bản thân mình.  Con người ai cũng có những khuyết điểm, biết và dám thừa nhận những khuyết điểm của mình, biết sửa chữa sẽ làm cho chúng ta tiến bộ hơn từng ngày. Điều quan trọng là mình hôm nay phải hơn chính bản thân mình của ngày hôm qua. Chìa khóa cuộc đời nằm trong tay chính chúng ta, phải làm thế nào để mình ngày một tốt đẹp hơn phụ thuộc vào câu trả lời của mỗi người.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
5 lượt xem
2 đáp án
19 giờ trước