Hiểu được đặc điểm nổi bật về tự nhiên của khu vực Nam Á, Tây Nam Á , Đông Nam Á có đặc điểm tự nhiên nổi bật Giúp mình với sắp thi rồi Cảm ơn mọi người ạ!!!
2 câu trả lời
Tây Nam Á rộng trên 7 triệukm2, là một khu vực nhiều núi và cao nguyên.
Phía đông bắc có các dây núi cao chạy từ bờ Địa Trung Hải nối hệ thống An-pi với hệ thống Hi-ma-lay-a, bao quanh sơn nguyên Thổ Nhĩ Kì và sơn nguyên I-ran.
Phía tây nam là sơn nguyên A-rap chiếm gần toàn bộ diện tích của bán đảo A-rap. Ở giữa là đồng bằng Lưỡng Hà được phù sa của hai sông Ti-grơ và Ơ-phrát bồi đắp.
Nguồn tài nguyên quan trọng nhất của khu vực là dầu mỏ, trữ lượng rất lớn và phân bố chủ yếu ở đồng bằng Luỡng Hà, các đồng bằng của bán đảo A-rap và vùng vịnh Péc-xích. Những nước có nhiều dầu mỏ nhất là A-rập Xê-Út, I-ran. I-rắc, Cô-oét.
Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Nam Á/Địa Lý /Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Nam Á
Khu vực Đông Nam Á này nằm ở bán cầu Bắc là chủ yếu. Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Nam Á có những đặc thù có lợi cho quá trình phát triển kinh tế. Vậy đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Nam Á như thế nào? Cùng bacdau.vn tìm hiểu ngay về những đặc điểm này nhé!
Đôi nét về khu vực Đông Nam Á
Khu vực Đông Nam Á gồm 11 quốc gia chia thành 2 nhóm chính đó là:
-
Đông Nam Á lục địa (phần bán đảo Trung – Ấn) bao gồm các nước: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar và phía tây Malaysia.
-
Đông Nam Á hải đảo (quần đảo Mã Lai): Indonesia, phía đông Malaysia, Singapore, Philippines, Đông Timor, Brunei
Vào năm 2014, dân số của Đông Nam Á đạt hơn 600 triệu người. Hầu hết các quốc gia Đông Nam Á (ngoại trừ Đông Timor) đều là thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN (Association Southeast Asian Nations)
Trong 11 nước Đông Nam Á, chỉ có Lào là không có hải giới. Philippines và Singapore là 2 quốc gia không có địa giới chung với bất kỳ quốc gia nào khác.
Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Nam ÁĐịa hình
Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Nam Á chính là dãy núi nối tiếp chạy dài theo hướng Bắc – Nam và Tây Bắc – Đông Nam, bao quanh những khối cao nguyên thấp. Các khu vực bị chia cắt mạnh do sự cắt xẻ sâu của các thung lũng sông. Đồng bằng phù sa màu mỡ tập trung ở ven biển và hạ lưu các sông.
Phần hải đảo là nơi thường xuyên xảy ra động đất, núi lửa do điều kiện tự nhiên không tốt, nằm ở gần phần vỏ trái đất. Vùng đất liền và thềm lục địa chứa nhiều tài nguyên quan trọng như quặng thiếc, kẽm, đồng, than đá, khí đốt, dầu mỏ,… Hầu hết, các nước Đông Nam Á đều tiến hành xuất khẩu khoáng sản sang các quốc gia khác.
Đông Nam Á chia làm 2 khu vực địa hình hải đảo và lục địa
Khí hậu, sông ngòi và cảnh quan
Đa số các quốc gia Đông Nam Á đều chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa là gió mùa hạ và gió mùa đông. Gió mùa mùa hạ xuất phát từ vùng áp cao của nửa cầu Nam thổi theo hướng Đông Nam, vượt qua Xích đạo và đổi hướng thành gió Tây Nam nóng, ẩm. Gió mùa mùa đông xuất phát từ vùng áp cao Xibia thổi về vùng áp thấp Xích đạo, với đặc tính khô và lạnh.
Nhờ có ảnh hưởng của gió mùa rõ rệt nên khí hậu Đông Nam Á không bị khô hạn. Tuy nhiên, khu vực này lại bị ảnh hưởng của các cơn bão nhiệt đới hình thành từ các áp thấp trên biển gây ra nhiều thiệt hại về người và của.
Khí hậu nhiệt đới gió mùa tạo điều kiện cực tốt cho rừng nhiệt đới ẩm phát triển trên phần lớn diện tích của Đông Nam Á. Ngoại trừ một số nơi trên bán đảo Trung Ấn lượng mưa dưới l000 mm/năm, có rừng rụng lá theo mùa, rừng thưa và xa van cây bụi.
Nhìn chung, đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam cũng mang những đặc điểm tiêu biểu của khu vực Đông Nam Á. Với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa giúp cho nước ta phát triển các ngành nông nghiệp cây trồng cực tốt.
Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm giúp cho khu vực này có những đồng bằng màu mỡ, phù sa