Hãy trình bày diễn biến của phong trào xô viết nghệ - tĩnh theo trình tự dưới đây: -ngày 12-9-1930 : - trong tháng 9 và tháng 10 -1930 -giữa năm 1931
2 câu trả lời
Cách đây 85 năm, dưới ánh sáng soi đường của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Nghệ Tĩnh đã anh dũng đứng lên tiến hành cuộc cách mạng với đỉnh cao Xô Viết anh hùng. Lịch sử đã sang nhiều trang mới nhưng Xô Viết Nghệ Tĩnh vẫn là một mốc son chói lọi trong trang sử vàng của dân tộc Việt Nam, trở thành ngọn lửa thiêng thắp sáng con đường đấu tranh vì độc lập, tự do và đi lên chủ nghĩa xã hội.
Cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh là sự phát triển tất yếu của quá trình đấu tranh cách mạng của công nhân và nông dân nước ta trong những năm 1930 - 1931. Gần 100 cuộc bãi công và biểu tình của công nhân và nông dân Nghệ Tĩnh từ tháng 5-1930 đến tháng 8-1930 là “đêm trước” của Xô Viết Nghệ Tĩnh. Sau cuộc tổng bãi công của công nhân Bến Thủy là những cuộc biểu tình của quần chúng từ nông thôn kéo đến huyện lỵ, điển hình là cuộc biểu tình của 3.000 nông dân huyện Nam Đàn (30-8); 20.000 nông dân huyện Thanh Chương (1-9); 3.000 nông dân huyện Can Lộc (7-9)… làm cho chính quyền đế quốc và phong kiến ở đây khiếp sợ.
Liền sau đó, những cuộc đấu tranh chính trị kết hợp với vũ trang tự vệ, sục sôi, dồn dập, liên tiếp của quần chúng ở thôn xã, liên xã và tổng từ ngày 2-9-1930 đến tháng 6-1931, làm tan rã và sụp đổ bộ máy chính quyền của đế quốc và phong kiến ở cơ sở. Quá trình sụp đổ của chính quyền địch cũng đồng thời là quá trình hình thành các Xô Viết ở hàng trăm làng xã. Tại Nghệ An, Nông hội nắm chính quyền ở các làng xã thuộc huyện Thanh Chương, Nam Đàn, thuộc một phần ở huyện Anh Sơn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên và Diễn Châu. Ở Hà Tĩnh, chính quyền Xô Viết hình thành ở 172 xã, phần lớn thuộc các huyện Can Lộc, Thạch Hà, Đức Thọ. Chính quyền Xô Viết ở những vùng đất này đã thực hiện quyền làm chủ của quần chúng, điều hành mọi mặt đời sống xã hội:
Ghi thêm phần này cho đầy đủ nè
Về chính trị, ban bố quyền tự do dân chủ, tổ chức cho quần chúng tham gia các đoàn thể cách mạng, tự do bàn bạc, góp ý kiến giải quyết các vấn đề xã hội; phổ biến sách báo cách mạng; trừng trị bọn phản cách mạng, quản chế hào lý, giữ gìn trật tự an ninh.
Về kinh tế, chia lại công điền, công thổ cho nông dân cả nam lẫn nữ, thực hiện giảm tô, xóa nợ; thủ tiêu các thứ thuế vô lý; tổ chức cứu đói, đào mương chống hạn, củng cố đê điều, giúp nhau sản xuất.
Về văn hóa - xã hội, mở trường, mở các lớp dạy chữ Quốc ngữ, bài trừ hủ tục, mê tín; thực hiện nếp sống lành mạnh trong cưới xin, ma chay; tổ chức cứu tế người nghèo, phát triển thơ ca, cổ vũ tinh thần yêu nước cách mạng… Trật tự trị an được giữ vững, những tập quán hủ bại bị tẩy chay. Tinh thần đoàn kết, tình yêu thương tương trợ lẫn nhau cả trong sinh hoạt, sản xuất và đấu tranh lên rất cao.