Hãy làm 3 câu hỏi có đáp án về bài tập tình huống liên quan đến chủ đề : Trách nhiệm của công dân trong vc thực hiện pháp luật thời covid . cứu , làm theo kiểu tự đặt tình huống và nhớ trả lời luôn ạ ,

2 câu trả lời

1.

Thế nào là bệnh truyền nhiễm? Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp từ người hoặc từ động vật sang người do tác nhân gây bệnh truyền nhiễm. Ví dụ: Bệnh cúm mùa lây trực tiếp từ người sang người, bệnh sốt xuất huyết lây từ người sang người qua muỗi đốt, bệnh cúm gia cầm lây từ gia cầm sang người.

2.

Thế nào là dịch bệnh truyền nhiễm? Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 quy định “Dịch là sự xuất hiện bệnh truyền nhiễm với số người mắc bệnh vượt quá số người mắc bệnh dự tính bình thường trong một khoảng thời gian xác định ở một khu vực nhất định”.  Tuy nhiên, khái niệm trên được hiểu với những bệnh đã từng xảy ra trước đó (điển hình là cúm và sốt xuất huyết). Trường hợp hội chứng viêm đường hô hấp cấp nặng (SARS) xuất hiện năm 2002 hay hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS) xuất hiện năm 2012 và dịch Covid-19 lần này là những bệnh mới, lần đầu tiên xuất hiện thì các cơ quan y tế sẽ căn cứ vào khả năng lây lan, mức độ gây tử vong, đã có thuốc đặc trị và vắc xin chưa để cân nhắc xác định dịch.

3.

Dịch Covid-19 là gì? Dịch Covid-19 viết tắt của cụm từ “Coronavirrus disease 2019”, là dịch bệnh do virus corona gây ra và xuất hiện lần đầu năm 2019.  Dịch bệnh này xuất hiện đầu tiên ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, trong đó nhiều người cùng bị viêm

5. Có phải dịch Covid-19 nguy hiểm hơn các dịch bệnh khác
nên Thủ tướng Chính phủ công bố dịch?
Việc Thủ tướng Chính phủ công bố dịch bệnh này là thực hiện
theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 (xem
câu 4) vì Covid-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm A (nhóm đặc
biệt nguy hiểm) đồng thời lại là bệnh mới xuất hiện, chưa có
thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin.
6. Dịch Covid-19 nguy hiểm như thế nào?
Theo Điều 3 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, các bệnh
truyền nhiễm được phân chia làm 3 nhóm:
- Nhóm A: Là những bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm,
lây truyền nhanh; phát tán rộng; tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa
rõ tác nhân gây bệnh.
- Nhóm B: Là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có khả năng
lây truyền nhanh và có thể gây tử vong.
- Nhóm C: Là các bệnh ít nguy hiểm, khả năng lây truyền không
nhanh và ít gây tử vong.
Trên cơ sở đó, dịch Covid-19 được Bộ Y tế xếp vào nhóm A -
nhóm đặc biệt nguy hiểm vì bệnh có khả năng lây lan nhanh
trong cộng đồng, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và cũng
chưa có vắc xin phòng bệnh, tỷ lệ tử vong ban đầu được dự
báo tới 5% - trên thực tế tại thời điểm này (14/02/2020) đang
ở mức khoảng 2%.
7. Dịch Covid-19 xuất hiện như thế nào?
Do những người đầu tiên bị bệnh đều có liên quan đến một
địa điểm mua bán động vật hoang dã ở Vũ Hán, Hồ Bắc,
Trung Quốc và tác nhân gây bệnh được tìm thấy ở người
bệnh là virus Corona - loại virus phổ biến gây bệnh ở động
vật; mặt khác chủng virus này hoàn toàn mới nên được cho là virus Corona vốn lưu hành ở động vật đã biến đổi (tiến hóa)
thành virus gây bệnh cho người (tương tự virus Corona gây
bệnh SARS lây từ cầy hương sang người, virus Corona gây
bệnh viêm đường hô hấp Trung Đông lây từ lạc đà sang
người). Tiếp đó người hoặc những người đầu tiên nhiễm
virus từ động vật lại trở thành nguồn phát tán và lây nhiễm
virus sang người khác, làm cho bệnh trở thành dịch bệnh lây
truyền từ người sang người.
Một bệnh nếu chỉ lây từ động vật sang người rồi dừng lại ở
người bị nhiễm bệnh từ động vật, không tiếp tục lây từ người
sang người (như cúm gia cầm) thì việc kiểm soát còn tương
đối thuận lợi (cách ly, thậm chí tiêu hủy toàn bộ nguồn phát
tán mầm bệnh là động vật). Khi bệnh từ động vật lây sang
người rồi lại tiếp tục lây từ người sang người thì việc kiểm
soát sẽ trở nên vô cùng khó khăn như SARS, MERS và Covid19 hiện nay.
Như vậy, sau dịch SARS do virus SARS-CoV lây từ cầy hương
sang người, dịch viêm đường hô hấp Trung Đông do virus
MERS-CoV lây từ lạc đà sang người; nay dịch Covid-19 cũng
do virus Corona lây từ động vật hoang dã (nhiều khả năng từ
dơi hoặc tê tê hoặc rắn) sang người, càng có thêm cơ sở để
khuyến cáo người dân tránh tiếp xúc với động vật hoang dã.
Đặc biệt, việc mua bán, giết thịt động vật hoang dã có nguy
cơ nhiễm bệnh rất cao do con người tiếp xúc trực tiếp với các
chất bài tiết và thịt sống của động vật hoang dã.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm