Giúp mình với ạ mình đng cần gấp cảm ơn nhiều Hãy nên những hiểu biết của em về tục lì xì đầu năm của dân tộc

2 câu trả lời

- Không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước Châu Á như Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan,...cũng có tục mừng tuổi dịp đầu năm mới. Dù không biết chính xác phong tục lì xì Tết ra đời từ khi nào nhưng nhiều người cho rằng nó bắt nguồn từ thời nhà Tần ở Trung Quốc. Ở thời đại này, vào dịp tết âm lịch người lớn thường mừng tuổi trẻ nhỏ bằng cách dùng một sợi chỉ đỏ để xâu những đồng tiền thành một xâu và để ở chân giường hay cạnh gối của đứa trẻ với mong muốn xua đuổi tà khí và tránh bệnh tật, xui xẻo. Từ đó, dần dần tục lì xì được hình thành cho người già, trẻ nhỏ với ý niệm đây sẽ là tiền may mắn, giúp gia chủ thuận buồm xuôi gió trong năm mới. Sau này, khi ngành in ấn đã phát triển, hình tượng sợi chỉ đỏ buộc vào đồng tiền xu dần được thay thế bằng những chiếc phong bao đỏ đẹp mắt kèm theo lời chúc hoặc bài thơ hay.

#nao

Tham khảo:

* Ý nghĩa của tục lì xì:

Ý nghĩa của phong bao lì xì không nằm ở số tiền mừng tuổi mà quan trọng là tình cảm tốt đẹp với mong muốn người nhận "phát tài, nhận lộc” và một năm mới hạnh phúc. Người lớn lì xì cho trẻ con thể hiện sự quan tâm, yêu thương và lòng mong ước cho con, cháu chăm ngoan, học giỏi, không đau ốm, bệnh tật... Người già được con cháu mừng tuổi thể hiện lòng kính trọng, lời chúc nhiều sức khỏe, sống thọ cùng con cháu. Vì thế, tục lì xì làm cho ngày Tết của người Việt trở nên tốt đẹp, ấm áp và có ý nghĩa hơn.

* Nguồn gốc ra đời phong bao lì xì:

Phong tục lì xì ngày Tết xuất hiện từ rất xưa tại Trung Hoa và cũng có rất nhiều câu chuyện giải thích về sự ra đời của phong bao lì xì này. Nhưng có lẽ phổ biến nhất đó chính là câu chuyện về con quỷ hay xoa đầu trẻ. Tương truyền rằng, thời xa xưa, tại Trung Hoa có một con quỷ rất thích xoa đầu trẻ em tên là "Sui". Nó thường xuất hiện vào đêm giao thừa khi mà trẻ đã ngủ ngon, Sui thường lẫn trốn và xoa đầu trẻ khiến trẻ thức, khóc thét đến sốt cao trở nên ngốc nghếch. Để giữ an toàn cho trẻ, cha mẹ thường đốt đèn và canh trẻ hết đêm giao thừa. Đây cũng là câu chuyện giải thích cho tập tục thức qua đêm giao thừa. Truyện kể có một gia đình nọ đã khoảng 50 tuổi mới hạ sinh được một bé trai bụ bẫm nên gia đình rất cưng chiều. Một hôm vào đêm giao thừa có 8 vị tiên đi ngang và trông thấy con Sui đang tìm cách xoa đầu cậu bé này. Nhận thấy cha mẹ cậu ấy có tâm tốt nên tiên bèn ra tay cứu độ bằng cách biến thành 8 đồng tiền và dặn cha mẹ cậu bé hãy gói 8 đồng tiền vào bao đỏ và đặt kế bên cậu bé.Khi con Sui bắt đầu tiến đến gần đứa bé đang ngủ, những bao đỏ bọc đồng tiền liền phát ra hào quang, đánh đuổi con yêu quái chạy mất. Tiếng lành đồn xa, cứ mỗi dêm giao thừa, nhà nhà đều gói đồng tiền vào giấy đỏ rồi tặng cho con cháu để cầu an. Từ đó tục lì xì vào ngày Tết ra đời.

* Phong tục lì xì Tết của người Việt ngày nay:

Theo phong tục, cứ giao thừa hoặc mùng một, các gia đình người Việt tụ họp đông đủ với nhau cùng thắp nén hương lên tổ tiên, cùng vui đùa ăn uống chúc mừng năm mới. Ngày nay, việc mừng tuổi đã không còn giới hạn trong ngày mùng một hay ba ngày đầu năm nữa, mà chỉ cần còn không khí Tết thì vẫn có thể lì xì con cháu của mình.

Còn rất nhiều nhưng 3 điều trên là phổ biến nhất, chúc em học tốt với những tông tin này!

Câu hỏi trong lớp Xem thêm