giải thích câu hát trường sơn đông trường sơn tây bên nắng cháy bên mưa quây

2 câu trả lời

Giải thích hiện tượng địa lí được nói đến trong câu hát trên:

*) Hiện tượng ''nắng đốt'' xảy ra ở sườn phía Đông của dãy Trường Sơn, hiện tượng ''mưa quây'' xảy ra ở sườn phía Tây của dãy Trường Sơn.

- Trong thời gian đầu mùa hạ với sự hoạt động của gió mùa Tây Nam.

* Giải thích hiện tượng:

- Vào đầu mùa hạ ở nước ta, khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương di chuyển theo hướng Tây Nam vào nước ta, gặp dãy Trường Sơn nên đã gây mưa ở sườn Tây.

- Khi vượt qua dãy Trường Sơn tạo nên hiện tượng gió "phơn" khô nóng cho sườn Đông Trường Sơn (đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần Nam của khu vực Tây Bắc).

Câu hát trên nói về hiện tượng phơn của nước ta xảy ra chủ yếu ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ ( đặc biệt là Bắc Trung Bộ) vào mùa hạ ( từ tháng 5-7)

Do gió Tây Nam từ vịnh bengan thổi vào mang theo lượng hơi nước lớn gặp sườn Tây dãy Trường Sơn ( sườn đón gió) gây mưa lớn, thời tiết mát mẻ ( mưa quay).Khi vượt sang sườn Đông ( sườn khuất gió ) lượng mưa giảm, thời tiết nóng khô, càng xuống thấp nhiệt độ càng tăng 

Câu hỏi trong lớp Xem thêm