Em hãy phân tích bức tranh tứ bình bằng đoạn văn T - P - H khoảng 12 câu, trong đoạn có sử dụng câu ghép, trợ từ (gạch chân và chú thích). cho 60 điểm nếu làm đúng theo yêu cầu đề bài nhé
1 câu trả lời
Bạn tham khảo nhé:
Bức tranh tứ bình hiện lên thật sinh động trong bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ. Khunh cảnh thiên nhiên hiên lên đẹp và rực rỡ vô cùng. Trước hết, khung cảnh ấy là bức tranh đêm trăng tươi đẹp. COn hổ cúi xuống mặt nước soi mình như uống ánh trăng tan trong nước. Khung cảnh lãng mạn huyền ảo đêm trăng gợi lại trong lòng người bao cảm xúc, chú hổ giữa chốn rừng thiêng như một người thi sĩ núi rừng đại ngàn. Cơn mưa là hình ảnh tiếp theo trong bức tranh tứ bình được nhà thơ Thế Lữ nhắc tới, cả khu rừng thay đổi sau mưa như khóac cho mình một tấm áo mới. Đặc biệt, đẹp hơn nữa đó là hình ảnh của con hổ trong cảnh bình minh. Cảnh núi rừng nhuộm sắc vàng của nắng, rực rỡ chan hòa trong ánh nắng ban mai cùng âm thanh của tiếng chim ca chào đón sớm mai đem đến lòng ta bao xúc cảm. Hổ như một vị đế vương trong vương quốc của chính nó. Kết thúc bức tranh tứ bình ấy là cảnh hoàng hôn, cảnh ráng triều đỏ rực và cũng có thể là màu máu của những con người. Con hổ hiện lên chẳng khác nào một bạo chúa khát máu. Khổ thơ thứ ba là bức tranh tứ bình lộng lẫy. Cảnh nào hiện lên cũng đẹp, huy hoàng, tráng lệ. Con hổ xuất hiện trong tư thế uy nghi, lãng mạn, thư thái của kẻ thống trị trong vương quốc của mình. Tâm trạng con hổ tiếc nuối một thời quá khứ vàng son không bao giờ có thể quay trở lại. Tóm lại, có thể thấy bức tranh tứ bình ấy là một bức tranh hoàn hảo, bố cục mỹ cảm, đường nét thanh tao, gom màu chuẩn xác nhất của Thế Lữ.
*Câu ghép: Cơn mưa là hình ảnh tiếp theo trong bức tranh tứ bình được nhà thơ Thế Lữ nhắc tới, cả khu rừng thay đổi sau mưa như khóac cho mình một tấm áo mới.
*Trợ từ: Trước hết, khung cảnh ấy là bức tranh đêm trăng tươi đẹp.