em hãy lập dàn ý chi tiết cho đề văn sau : Cảm nhận của em về đoạn văn sau :"Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện: - Thế nó cho bắt à? Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc".

1 câu trả lời

*Mở bài:

Xuôi dòng văn học hiện thực Việt Nam những năm 1930 - 1945, nếu nói Ngô Tất Tố là cây cổ thụ khai sáng cho thể loại này thì Nam Cao lại chính là người đưa chúng đến đỉnh cao nghệ thuật. Để làm nên sự thành công của Nam Cao, phải kể đến tác phẩm “Lão Hạc” đã khắc họa xuất sắc hình tượng người nông dân với số phận bất hạnh nhưng vẫn sáng ngời những phẩm chất tốt đẹp.

*Thân bài:

- Trước hết, lão Hạc hiện lên với số phận bi đát, cuộc đời bất hạnh. Cũng như bao người nông dân khác, cuộc đời lão Hạc bị bủa vây bởi trong sự nghèo đói. Không có ruộng cày, toàn bộ gia tài của lão chỉ có con chó và một mảnh vườn. Nhưng mảnh vườn ấy cũng còm cõi, xơ xác, hoa màu chỉ đủ cho lão bòn mót. Cho nên lão phải làm thuê, làm mướn, đem sức mình đổi lấy miếng. Rồi sự túng quẫn ngày càng đe dọa lão. Sau một trận ốm kéo dài hai tháng mười tám ngày, “lão yếu đi ghê lắm, tiền bấy lâu nay dành dụm đều cạn kiệt, lão lại không có việc làm. Rồi bão đến, phá sạch sành sanh hoa màu trong vườn, giá gạo thì cứ đẩy cao mãi lên. Cái đói, cái nghèo cứ đeo đẳng, để đến một lúc lão cũng phải thốt lên: “Cái kiếp chỉ nhỉnh hơn kiếp một con chó”.Và rồi lão phải bán đi chú cho thân nhất của lão khiến lòng lão đau đớn đến từng khúc ruột.Đoạn hình ảnh người lão nông nghèo khổ kể cho ông giáo nghe chuyện mình bán chó dù cố tỏ ra vui vr nhưng sâu thẳm lại là nỗ hận không nguôi là phân đoạn đặc sắc nhất đối với tôi.

- Hoàn cảnh của lão Hạc vô cùng đáng thương, vợ mất sớm, lão ở vậy nuôi con, người con trai vì không lấy được vợ đã bỏ đi đồn điền cao su, để lại mình lão làm bạn với con chó. Lão yêu thương cậu Vàng như con mình, chiều chuộng nó, nhưng sau một trận ốm nặng, tiêu hết tiền dành dụm cho con, lão quyết bán cậu Vàng.

- Sau khi bán cậu Vàng tâm trạng lão vô cùng đau đớn. Nam Cao đã rất thành công khi dựng lên bức chân dung của lão khi ấy. Khi sang nhà ông giáo, khuôn mặt lão cố làm ra vui vẻ, miệng cười mà đang như mếu, đôi mắt lão ầng ậng nước. Rồi mặt lão co dúm lại, các vết nhăn xô lại với nhau, cái miệng móm mém mếu như con nít, bao nhiêu nỗi đau dồn nén bật thành tiếng khóc nức nở, tức tưởi “lão hu hu khóc”.  Trong đoạn văn tác giả đã sử dụng hàng loạt các từ tượng hình, tượng thanh: ầng ậng, móm mém, hu hu, đã cho thấy nỗi đau đớn, dằn vặt đến tột cùng của lão Hạc khi phải bán cậu Vàng.

- Bán cậu Vàng lão vô cùng ân hận, day dứt, lão tự kết tội mình đã đánh lừa một con chó. Trong cuộc đời đầy những dối trá, lừa lọc nhưng lão lại ăn năn vì đã bán một con chó. Điều đó cho thấy sự ngay thẳng và cao đẹp trong nhân cách của lão Hạc.

*Kết bài:

Không chỉ là một người cha yêu thương con hết mực, lão còn là một người nông dân chất phác, hiền lành, nhân hậu. Đó là cái tình của lão đối với cậu Vàng được ghi lại qua những con chữ xúc động. Lão gọi nó là cậu Vàng “như bà mẹ hiếm hoi gọi đứa con cầu tự, lão bắt rận, mắng yêu, tắm cho nó. Lão coi nó nhưng đứa cháu, bạn hiền trong nhà mà thương yêu. Để rồi khi bán chó, lão chìm xuống đáy của bể bi kịch. Lương tâm của ông lão đau nhói, lão đã khóc vì trót lừa một con chó: “tôi già bằng này tuổi đầu mà còn đánh lừa một con chó”. Phải có trái tim vô cùng nhân hậu và trong sạch thì ông lão mới bị dày vò đau đớn như thế.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
4 lượt xem
2 đáp án
9 giờ trước