Em hãy cho biết Tiền Giang được khai hoang bởi những thành phần di dân nào? thành phần di dân nào giữ vai trò chủ yếu trong việc khai hoang?

1 câu trả lời

Đáp án: Vào khoảng đầu Công nguyên (trên dưới 2.000 năm trước), các tộc người In-do-nê-si-en, người Nam Á hải đảo, thuộc vùng châu Á gió mùa, có cùng nguồn gốc với một số tộc người ở Tây Nguyên - Việt Nam, đã đến vùng châu thổ sông Cửu Long, trong đó có Tiền Giang để sinh sống.

Tỉnh Tiền Giang vào những thế kỷ đầu Công nguyên thuộc vương quốc Phù Nam. Xã hội Phù Nam có các tầng lớp nông dân, thợ thủ công, thương nhân và giới tăng lữ. Người Phù Nam có chữ viết. Các minh văn ở Gò Thành (xã Tân Thuận Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang) được viết bằng ngôn ngữ Pali lai (Hybrid - Pali), có dấu vết Sanskrit và bằng một thứ văn tự Deccan (Nam An).

Nền thương nghiệp phát triển và sự bành trướng nhanh chóng về lãnh thổ của Phù Nam đã dẫn đến tình trạng cát cứ, khiến cho Phù Nam bước vào thời kỳ suy thoái từ giữa thế kỉ VI, hoàn toàn sụp đỗ vào khoảng thế kỉ VII. Vùng châu thổ sông Cửu Long thuộc Phù Nam khi đó trở nên hoang vu.

Người Chân Lạp, trước sự bành trướng của đế quốc Khmer đã tìm đến vùng Tiền Giang, vùng rìa của Thủy Chân Lạp, lúc bấy giờ gần như hoang vu, dân cư rất thưa thớt(1).

Một số di tích của người Phù Nam tại Tiền Giang được người Khmer sử dụng, nhưng sau đó đã bị người Chân Lạp phá bỏ gần hết. "Có lẽ do hậu quả chiến tranh kéo dài nhiều thập kỷ giữa hai vương quốc ở giai đoạn Phù Nam suy tàn nên nhiều kiến trúc lớn đã hoàn toàn sụp đổ"(2).

Do dân số quá ít, kỹ thuật canh tác lạc hậu, lại sống trên một vùng đất khắc nghiệt "Dưới sông sấu lội, trên rừng cọp đua", người Chân Lạp chưa tạo được dấu ấn văn hóa đậm nét trên vùng đất ở phía Bắc sông Tiền.

Vào đầu thế kỉ XVII, Jayajettha II lên ngôi ở Chân Lạp (1618). Để chấm dứt việc thuần phục nước Xiêm, ông tìm đến chúa Nguyễn tạo ra một thế lực và liên minh mới, đối trọng với nước Xiêm qua cuộc hôn nhân với công chúa Ngọc Vạn(1). Nhờ sự hỗ trợ của chúa Nguyễn, Batom Reachea trở thành vua Chân Lạp (1660 - 1672). Trong lúc châu thổ sông Cửu Long gần như hoang vu, Batom Reachea cho người Việt định cư, được quyền sở hữu đất đai mà người Việt khai phá.