Em hãy cho biết cảm nghĩ của mình về một di tích lịch sử danh lam thắng cảnh của An Giang

2 câu trả lời

An Giang là một trong những nơi có di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh hùng vĩ. Khi đến với An Giang, một trong những địa điểm mà bạn nên đến nhất đó chính là núi Cấm. Một trong những núi lớn trong tỉnh An Giang. Ở đó, không khí mát mẻ trong lành, cây cối xum xuê. Có nhiều dịch vụ du lịch như cáp treo núi Cấm, hồ bơi,.... Tôi là một người con An Giang, tôi luôn tự hào về quê hương của mình. Dù đi đâu, tôi cũng muốn quay trở lại nơi này. Núi Cấm không chỉ là một danh lam thắng cảnh mà còn mang một sự tâm linh. Mọi người thường đến đây cầu bình an. Để nơi đây luôn phát triển, mỗi người trong chúng ta cần có ý thức để giữ gìn tốt hơn, chẳng hạn như khi đi đến đó du lịch, chúng ta không vứt rác bừa bãi, khắc tên lên những hòn đá, làm ồn ào nơi linh thiêng, không ăn mặc phản cảm, .... Chỉ có như thế thì nơi ấy sẽ ngày càng nổi tiếng để khách du lịch trong nước và quốc tế đến thăm quan

Đền Quản Cơ Trần Văn Thành

Di tích là nơi thờ, tưởng nhớ Chánh Quản Cơ Trần Văn Thành, người có công lớn trong việc khai phá vùng Láng Linh và lãnh đạo phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thập niên 60 của thế kỷ XIX.

Cổng đền thờ Quản cơ Trần Văn ThànhCổng vào đền thờ Quản Cơ Trần Văn Thành

Quản cơ Trần Văn Thành (dân gian trân trọng tôn xưng ông là Đức Cố Quản), đã có một thời gian dài đóng góp nhiều công sức, nhiều hoạt động đáng kể trong công cuộc khẩn hoang lập làng, ông là một võ quan đời vua Tự Đức, có công đánh dẹp giặc và bình định vùng Bảy Núi và được thăng chức Chánh Quản Cơ. Vốn là người yêu nước nên khi Pháp chiếm An Giang, thanh thế mạnh mẽ nên ông chiêu mộ quy tụ được nhiều nghĩa quân yêu nước khắp Nam Kỳ lục tỉnh, lập căn cứ chống Pháp tại vùng Láng Linh – Bảy Thưa, nghĩa quân tổ chức thành nhiều đội. Với tinh thần dũng cảm chống giặc, nghĩa quân đánh phá nhiều đồn bốt giặc ở Châu Đốc, Tịnh Biên và đã làm tiêu hao không ít lực lượng của giặc. Năm 1872, Quản Cơ Trần Văn Thành phất cờ khởi nghĩa, lấy danh hiệu “Binh Gia Nghị”. Năm 1873, Pháp tập trung lực lượng đánh dẹp, cuộc chiến đấu không ngang sức ngày 20/3/1873, cuộc khởi nghĩa Bảy Thưa tan rã.

Đền thờ Trần Văn Thành

Đền thờ do con trai ông Trần Văn Thành dựng nên

Trải qua một thời gian dài hơn 20 năm, kể từ ngày Quản Cơ Trần Văn Thành hy sinh, năm 1897, ông Trần Văn Nhu (con trai trưởng của Quản Cơ Trần Văn Thành) giao cho đại đệ tử Trần Văn Thành tập hợp dân chúng - tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương, tiến hành công việc khẩn hoang lập nghiệp. Từ những năm trước khi thực dân Pháp đánh chiếm Nam Kỳ ông Nhu dựng lên ngôi đền với mục đích ghi lại dấu tích người xưa, thờ tự tưởng nhớ Quản Cơ Trần Văn Thành và nghĩa binh Gia Nghị đã anh dũng hy sinh trong trận chiến đấu quyết liệt chống kẻ thù xâm lược. Đồng thời làm nơi tập hợp nhân dân, qui tụ tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương và lực lượng nghĩa quân năm xưa kế tục sự nghiệp mở rộng khẩn hoang, chờ thời cơ khởi nghĩa chống Pháp. Để che mắt địch ông Nhu đặt tên ngôi đền là Bửu Hương tự.

Tượng đài Trần Văn Thành

Tượng đài ông Trần Văn Thành

Xem thêm: Các khách sạn tại An Giang

Năm 1938, ông Nguyễn Văn Tịnh, tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương vận động nhân dân xây dựng lại đến thờ trên nền cũ. Trong kháng chiến chống Pháp nơi đây là cơ sở cách mạng của xã Thạnh Mỹ Tây và quanh vùng, năm 1947 lực lượng cách mạng tập kết tại chùa, kéo ra đánh tiêu diệt đồn Long Châu Pháp tại xã. Chính vì vậy, năm 1948, thực dân pháp huy động lực lượng tiến hành khủng bố và đốt chùa lần nữa. Song ngọn lửa yêu nước vẫn luôn âm ỉ cháy, trong kháng chiến chống Mỹ, nơi đây vẫn tiếp tục là cơ sở cách mạng vững chắc của địa phương, là nơi đùm bọc nuôi chứa, tiếp tế, hội họp, liên lạc của cán bộ hoạt động cách mạng. Năm 1952, nhân dân và tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương chung góp công sức tiền của xây dựng lại ngôi chùa lần thứ 3 qui mô hơn và tồn tại cho đến ngày nay.

Đền thờ Quản cơ Trần Văn ThànhKhuôn viên đền thờ rộng rãi, thoáng mát

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại An Giang

Đền thờ tọa lạc trong một khuôn viên rộng rãi giữa một vùng quê sông nước yên ả bình dị, xung quanh ngôi đền trồng nhiều cây cổ thu to cao sum xuê cành là phủ xanh mái ngói rêu phong. Đền thờ được xây dựng theo phong cách kiến trúc triều Nguyễn đậm dấu ấn truyền thống dân tộc, là một tổng thể kết hợp hài hòa, bố cục liền nhau, các công trình kiến trúc qui mô, đăng đối hài hòa, đường nét tinh xảo, tạo nên một vẻ đặt sắc riêng.

Đền thờ Quản cơ Trần Văn Thành

Không gian khu đền được bao phủ bởi nhiều cây xanh

Xem thêm: Tour du lịch An Giang giá tốt

Hằng năm, ngoài các ngày lễ khác, quan trọng nhất là lễ giỗ Chánh Quản Cơ Trần Văn Thành, rất đông nhân dân trong khu vực đến thăm viếng. Lễ hội được chính thức tiến hành vào ngày 21 và 22 tháng 2 âm lịch, nhưng bắt đầu từ rằm tháng 2, mỗi ngày đã có hàng ngàn lượt người đến chiêm bái cúng viếng.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm