Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi . . . toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương... Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. a/Tìm 1 câu ghép trong đoạn trên ? Phân tích C/V? b/Qua đoạn trên , em hiểu ý nghĩa triết lí mà nhà văn muốn gửi gắm trong đoạn trích trên là gì? C/NLXH:Từ hiểu biết của em về triết lí của nhà văn kết hợp với hiểu biết trong thực tế cuộc sống. Hãy trình bày suy nghĩ của em = 1 đoạn văn (15-20 dòng)bàn về :Ý nghĩa của sự thấu hiểu. Ai mà trả lời nhanh nhất,chính xác thì mk vote cho 5*+Cám ơn+câu trả lời hay nhất
1 câu trả lời
a. Nội dung : Cách nhìn nhận, đánh giá con người bằng đôi mắt của tình yêu thương.
b. PTBĐ chính là biểu cảm
c. Câu ghép :
– Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi
– Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận
d. Qua đoạn văn, em cảm nhận nhân vật tôi là một người có học thức, có hiểu biết và có cách nhìn nhận, đánh giá con người thấu đáo và hợp lí. Đứng trên con mắt là một nhà giáo, nhân vật tôi hiểu hơn ai hết rằng người ta chỉ ác với ” con mắt của phường ráo hoảnh” . Bởi thế cho nên ông cảm thông cho vợ mình. Bà giáo không ác, bản chất bà là một người lương thiện, hiền lành nhưng bà đã quá khổ rồi, mà đã khổ thì làm sao người ta có thời gian, điều kiện để lo cho nỗi khổ của người khác . Chính vì vậy, ông giáo chỉ buồn chứ không giận vợ. Hành động ấy của nhân vật cho thấy đây quả là một con người biết thấu hiểu và cảm thông đối với mọi người.