Đoạn Trích “Cai lệ tát vào mặt chị...ngã nhào ra thềm” Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp, rồi hắn cứ nhảy vào cạnh anh Dậu. Chị Dậu nghiến hai hàm răng : - Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem! Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu. Người nhà lí trường sấn sổ bước đến giơ gậy chực đánh chị Dậu. Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn. Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau. Hai đứa trẻ con kêu khóc om sòm. Kết cục, anh chàng "hầu cận ông lí" yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm. Câu 1 : Văn bản được trích từ văn bản nào? Tác giả? Câu 2 : Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gi ? Câu 4 : Trình bày ý nghĩa văn bản trên? Câu 5 : Tìm trường tự vựng trong đoạn trích trên?

2 câu trả lời

Bài làm: 

Câu 1: 

- Đoạn văn trên được trích từ văn bản "Tức nước vỡ bờ". 

- Tác giả: Ngô Tất Tố. 

Câu 2: 

- PTBĐ chính: tự sự. 

Câu 3: 

- Nội dung: đoạn trích trên khắc họa lại hình ảnh chị Dậu mạnh mẽ đứng lên chống lại tên cai lệ và người nhà lý trưởng để bảo vệ chồng. Làm nổi bật hóa sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ cùng với sự hi sinh đầy cao cả của một người vợ yêu thương chồng. 

Câu 4: 

- Ý nghĩa: phê phán xã hội phong kiến thối nát đã đè nén, áp bức đến đời sống của nhân dân bằng những thứ thuế nặng nề, vô lý cùng với những hủ tục, định kiến lạc hậu... Đồng thời qua đó làm nổi bật quy luật tự nhiên: Có áp bức, có đấu tranh. 

Câu 5: 

- Trường từ vựng chỉ bộ phận trên cơ thể con người: mặt, hàm răng, cổ, miệng.

Câu 1:

- Tác phẩm nằm trong văn bản: Tức nước vỡ bờ (Tiểu thuyết: Tắt đèn)

- Tác giả: Ngô Tất Tố

Câu 2:

PTBĐ chính : tự sự

Câu 5:

Trường từ vựng chỉ bộ phận cơ thể: hàm răng, cổ, miệng, đầu, tóc.

Câu 4:

Trong đoạn trích này kinh nghiệm dân gian được thể hiện trong thành ngữ bắt gặp sự khám phá đời sống của cây bút hiện thực Ngô Tất Tố. Đoạn trích chẳng những làm toát lên cái lô-gic hiện thực: tức nước vỡ bờ, có áp bức có đấu tranh, mà còn toát lên cái chân lí: Con đường sống của quần chúng bị áp bức chỉ có thể là con đường đấu tranh để tự giải phóng, không có con đường nào khác.

Câu 6:

 Nội dung: đoạn trích trên khắc họa lại hình ảnh chị Dậu mạnh mẽ đứng lên chống lại tên cai lệ và người nhà lý trưởng để bảo vệ chồng. Làm nổi bật hóa sức sống tiềm tàng, mạnh mẽ cùng với sự hi sinh đầy cao cả của một người vợ yêu thương chồng. 

                        Đâyyy nkaaa bạn

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
3 lượt xem
2 đáp án
3 giờ trước