Có người cho rằng: Bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại. Lúc đầu tôi không tin điều này. Bởi vì vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình chỉ mới được đặt ra vài chục năm nay. Còn nói từ thời cổ đại tức là chuyện của dăm bảy ngàn năm trước. Độ chênh về thời gian ấy, ai mà tin được! Thế mà nghe xong câu chuyện này, qua một thoáng liên tưởng, tôi bỗng "sáng mắt ra"... (Ngữ văn 8, tập 1) Câu 1 : Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Xác định kiểu văn bản. Câu 2 : Nêu công dụng của dấu ngoặc kép được sử dụng trong câu cuối đoạn văn? Câu 3 : Dựa vào hiểu biết của em về văn bản, hãy cho biết điều gì khiến tác giả "sáng mắt ra"? Câu 4: Em hiểu gì về ý nghĩa của nhan đề văn bản chứa đoạn trích nói trên? (trình bày từ 5-6 câu)

1 câu trả lời

Câu 1: đoạn trích trên trích từ vb "Bài toán dân số". Kiểu văn bản: Nhật Dụng

Câu 2: Tác dụng của dấu ngoặc kép: đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai

Câu 3: Điều làm cho tác giả sáng mắt là sự gia tăng dân số trong thời hiện đại nó đã được đặt ra từ một bài toán thời cổ đại

Câu 4:                                         Bài làm 

           Từ nhan đề của văn bản trên, ta lại càng hiểu rõ hơn về vấn đề gia tăng dân số hiện nay ở các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Như chúng ta đã biết, sự gia tăng dân số là một vấn đề đáng lo ngại. Từ nhan đề bài toán cổ cấp số nhân, tác giả đã đưa ra các con số buộc người đọc phải liên tưởng và suy ngẫm về sự gia tăng dân số đáng lo ngại của thế giới, nhất là ở các nước chậm phát triển. Đất đai không sinh thêm, con người lại ngày càng nhiều lên gấp bội. Nếu không hạn chế sự gia tăng dân số thì con người sẽ tự làm hại chính mình. Nhan đề đặt ra vấn đề gia tăng dân số và làm thể nào để khắc phục tình trạng gia tăng dân số là một bài toán vô cùng nan giải của thế giới hiện nay.

@Cinderella

Câu hỏi trong lớp Xem thêm