Chứng minh văn bản “Chiếu dời đô” có sức thuyết phục lớn bởi có sự kết hợp giữa lí và tình. vote 5sao

2 câu trả lời

Văn bản Chiếu dời đô có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý và tình. Thật vậy, Lý Công Uẩn là 1 vị vua tài ba, hết lòng vì nước vì dân đã đưa ra chiếu dời đô, là văn bản vừa hợp về lý, vừa hợp về tình công bố ý định dời chuyển kinh đô về thành Đại La (Hà Nội ngày nay) của mình. Đầu tiên, về mặt lý lẽ-lý luận, vua Lý Công Uẩn đã đưa ra những bằng chứng về việc chuyển rời kinh đô của những triều đại phồn thịnh của Trung Hoa (nhà Thương, nhà Chu) và những bằng chứng về hậu quả của việc không chịu rời chuyển kinh đô của nhà Đinh, Lê đó là triều đại không được lâu bền. Từ đây, những bằng chứng được đưa ra để làm tiền đề cho những lý lẽ hợp lý đó là việc chuyển rời kinh đô là để hợp với hoàn cảnh của đất nước, để cho đất nước phát triển và phồn vinh. Ở thời Đinh, nước ta phải đóng đô ở cố đô Hoa Lư để tiện cho việc dựa vào địa hình núi non hiểm trở mà đánh giặc. Còn vào thời Lý Công Uẩn, khi nước nhà được bình yên thì cố đô Hoa Lư sẽ hạn chế khả năng phát triển kinh tế của nước nhà. Chính vì vậy, nhà vua đã đưa ra những lí lẽ đó là chuyển rời kinh đô như vậy là để "tuân theo mệnh trời, hợp với ý dân" vô cùng thuyết phục và thấu tình đạt lý. Tiếp theo, sự hợp tình về lý lẽ còn được thể hiện ở việc nhà vua đưa ra những bằng chứng về địa thế đắc địa và tiềm năng kinh tế to lớn của thành Đại La. Thành Đại La không chí có thế đất đẹp mà còn là nơi đồng bằng, vừa tránh được ngập lụt, vừa phát triển kinh tế nông nghiệp mà cảnh vật cũng vô cùng tươi tốt. Về mặt tình cảm, nhà vua đã bày tỏ nỗi niềm đau xót của mình trước số phận ngắn ngủi của triều đại nhà Đinh và Lê. Hai triều đại không chịu rời chuyển kinh đô khi đã hòa bình khiến cho số phận triều đại ngắn ngủi, trăm họ hao tổn, muôn vật không được thích nghi. Nhà vua đã thể hiện được những trăn trở, suy tư của mình và tầm nhìn xa trông rộng của mình đối với vận mệnh đất nước. Tóm lại, văn bản Chiếu dời đô là văn bản có sự kết hơp giữa lý và tình vô cùng thuyết phục của 1 vị vua vĩ đại, vì nước thương dân nên đặt nền móng cho sự phát triển hưng thịnh của đất nước sau này mãi mãi.

Chiếu dời đô có sức thuyết phục lớn vì đã kết hợp được cả lí và tình:

- Về lí, bài chiếu có một trình tự lập luận chặt chẽ: "Trong lịch sử đã từng có chuyện dời đô và đã đem lại kết quả tốt đẹp. Người xưa đã vâng theo mệnh trời, việc dời đô là hợp lòng dân. Soi vào thực tế, hai triều đại Đinh, Lê không chịu dời đô nên hậu quả là triều đại ngắn ngủi, đất nước không phát triển, người dân khốn cùng". Từ đây đi tới kết luận: "Khẳng định thành Đại La là nơi tốt nhất để dời dô. Đây là nơi thuận lợi nhiều mặt: địa lí, chính trị, văn hóa...".

- Về tình, bài chiếu được viết bằng một tình cảm chân thành. Lí Công uẩn không đưa ra mệnh lệnh mà đặt câu hỏi: "Các khanh nghĩ thế nào?". Câu hỏi có tính chất tâm tình, như là một sự trao đổi, bàn bạc, đối thoại. Bằng cách này, ông đã tạo được sự đồng cảm giữa vua và thần dân.

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
4 lượt xem
2 đáp án
15 giờ trước