Chứng minh nhận xét" Thơ Vũ Đình Liên mang nặng lòng thương người và nỗi niềm hoài cổ" qua bài thơ Ông Đồ

2 câu trả lời

1. Mở bài

- Giới thiệu về bài thơ "Ông Đồ": Bài thơ "Ông Đồ" là một bài thơ hay và tiêu biểu cho hồn thơ Vũ Đình Liên

- Bài thơ này tiêu biểu cho nhận xét" Thơ Vũ Đình Liên mang nặng lòng thương người và nỗi niềm hoài cổ"

2. Thân bài: 

* Lòng thương người:

- Lòng yêu mến, kính trọng một tài năng đã bắt đầu rơi vào quên lãng:

+ Khi hoa đào nở rợp khắp bầu trời báo hiệu một năm mới sắp bắt đầu người qua lại thường thấy bóng dáng ông Đồ ngồi viết chữ.
+ Ai ai cũng thuê ông, mong xin cho mình một chữ an khang, thịnh vượng, phát tài.
+ Những nét chữ thanh cao như rồng bay phượng múa → Ai cũng gật gù ngợi khen, cảm phục hoa tay→ Tài năng đích thực của người nghệ sĩ
-> nghệ thuật so sánh đữo sử dụng tài tình làm nổi bật tài năng của ông đồ: nét vẽ của ông uyển chuyển, mền mại, có hồn…

* Sự cảm thông, thương xót trước “di tích tiều tụy” đã đi vào thời tàn tạ.

+ Thời gian trôi đi→ Những người thuê viết dường như đã vô tình quên lãng những giá trị đẹp đẽ xưa kia→ Buồn thương.

- Thiên nhiên, thời gian, con người đều trong trạng thái "động". Riêng mọi thứ về ông đều gắn với "ngưng đọng" và nhòa dần. Ông đã vĩnh viễn biến mất. Chỉ còn nhà thơ với nỗi thảng thốt và khắc khoải ngậm ngùi.
+ Niềm tiếc thương hay lời trách móc những kẻ đã quên lãng đi cái " hồn" văn hoá đẹp đẽ của dân tộc.

-> Âm hưởng của lời thơ không chỉ có xót thương một số phận con người mà rộng hơn, là thương cho cả một lớp người: các nhà nho danh giá xưa kia, nay bị lãng quên trong dòng chảy cuộc đời.

* Niềm hoài cổ: 

- Vũ Đình Liên viết tác phẩm "Ông đồ" trong hoàn cảnh những văn hóa ngoại lai du nhập. Chính nhà thơ cũng đã cho rằng "Ông đồ chính là cái di tích đáng thương của một thời tàn". Đọc lại toàn bài thơ, ta sẽ thấy điểm nhìn của tác giả vốn ở hiện tại: "Năm nay". Từ hiện thực không còn hình ảnh ông đồ trong ngày Tết, nhà thơ ngược dòng hoài niệm về quá khứ Vàng son trước đây, khi ông đồ còn được ngưỡng mộ và kính trọng rồi xuôi theo tháng năm. mọi người dần thờ ơ và quên lãng ông.

- Hai câu thơ cuối cùng thể hiện rõ nhất tâm sự hoài cổ ấy: "Những người muôn năm cũ" là ai ? Đó là thế hệ những nhà nho - biểu tượng của nền Nho học vang bóng một thời nay đã trở thành quá khứ xa cũ. "Hồn" là tâm huyết, tài hoa, là tinh thần của họ giờ sót lại nơi đâu ? Nhớ tiếc cả một lớp người, một truyền thống dân tộc mà hoài cổ.

* Nghệ thuât:  lối thơ năm chữ đơn giản, ông đã khắc hoạ nên hình ảnh ông đồ đầy đặc sắc để lại cho người đọc nhiều chiêm nghiệm.

3. Kết bài: tổng kết 

*Lòng thương người:

-Hoài Thanh viết về Vũ Đình Liên trong Thi nhân Việt Nam :“Người thương những kẻ thân tàn ma dại, người nhớ những cảnh cũ người xưa”

-Ông đồ- cái di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn-> trở thành đề tài trong thơ của ông.

-Lòng yêu mến, kính trọng một tài năng đã bắt đầu rơi vào quên lãng:

+Trong cảnh xuân giữa rất nhiều những vui tươi, náo nức, nhà thơ trẻ dừng lòng mình ở hình ảnh ông đồ già.

+Hình ảnh ông đồ già, mực tàu, giấy đỏ đã có phần xa lạ với phố phường đông đúc, nhộn nhịp, cảnh sắc tươi vui nhưng giọng thơ phảng phất buồn.

-Phân tích khổ 2 để thấy được sự than phục của mọi người nói chung và của tác giả nói riêng trước tài năng của ông đồ: Phân tích nghệ thuật so sánh để thấy tài năng của ông đồ. Nét vẽ của ông uyển chuyển, mền mại, có hồn…

->Ông đồ- hình bóng tượng trưng cho giai cấp kẻ sĩ, từ trên chót vót của thứ bậc xã hội rơi xuống lề đường, ra tận hè phố để kiếm sống. Chữ thánh hiền một thời được trân trọng, chỉ cho tặng mà không bán, giờ trở thành món hang.

-Đây không phải là những ngày huy hoàng của ông đồ mà đã là những ngày ông đồ trở thành di tích bắt đầu đi vào tàn tạ.

*Sự cảm thông, thương xót trước “di tích tiều tụy” đã đi vào thời tàn tạ.(Phân tích khổ 3,4 để thấy hình ảnh ông đồ đã rơi vào quên lãng.

-Khổ 3: Phân tích từ “nhưng”, điệp từ “mỗi”,câu hỏi tu từ:

->Những người cuối cùng trân trọng tài nghệ của ông đồ cũng không còn nữa. Khẳng định: Ông đồ- đại diện tiêu biểu của nền Nho học- đã thực sự đi vào tàn tạ. Thể hiện sự xót xa, đau đớn của tác giả.

-Khổ 4:

+Nghệ thuật đối lập giữa động – tĩnh, hình ảnh “Lá vàng rơi trên giấy”: Ông đồ trầm tư, bó gối, bất động giữ dòng đời xuôi ngược. Ông đồ cô đơn, lạc lõng giữa cuộc đời. đất trời.

*Niềm hoài cổ: Phân tích, cảm nhận khổ thơ cuối cùng.

-Tứ thơ: Cảnh cũ người đâu( hoa đào còn- ông đồ mất) nhấn mạnh sự vắng bóng của ông đồ.

-Ông đồ già, ông đồ xưa: hình ảnh ông đồ đã cũ, thành quá khứ, hoài niệm thiể hiện niềm hoài cổ âm thầm, sâu sắc, tâm trạng bâng khuâng, ngậm ngùi của tác giả.

-Những người muôn năm cũ: Khái quát ông đồ là cả một thế hệ nhà Nho học, lớp người đi trước, thể hiện rõ nỗi niềm của tác giả đối với cả lớp mgười xưa cũ, với nền nho học đã rơi vào quên lãng giữa làn gió Tây học.

-Câu hỏi tu từ:Những trăn trở băn khuăn của tác giả trước những giá trị tinh thần mà ông đồ đã đóng góp cho nền văn hóa Việt.

*Khái quát, nâng cao: Từ lòng thương một ông đồ rất cụ thể thành nỗi niềm nhớ tiếc, thương xót cả một lớp người, một thế hệ đi trước, một nền Nho học hưng thịnh, những giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc: sức khái quát lớn của bài thơ

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
3 lượt xem
2 đáp án
10 giờ trước