chức năng của bạch cầu ? liên hệ thực tế về quá trình miễn dịch
2 câu trả lời
Đáp án:
Trong nhiệm vụ chung là bảo vệ cơ thể, mỗi loại bạch cầu có một cấu trúc gắn liền với tính năng và nhiệm vụ khác nhau:
- Bạch cầu hạt trung tính: Tạo ra hàng rào đầu tiên bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của các vi khuẩn sinh mủ do bạch cầu trung tính có khả năng vận động và thực bào rất mạnh.
- Bạch cầu hạt ưa acid: Chức năng chủ yếu là khử độc các protein và các chất lạ do trong các lysosome chứa các enzyme như oxidase, peroxidase và phosphatase.
- Bạch cầu hạt ưa base: là loại ít gặp nhất trong các loại bạch cầu, đóng vai trò quan trọng trong một số phản ứng dị ứng.
- Bạch cầu lympho: Có hai loại là bạch cầu lympho T và bạch cầu lympho B.
Bạch cầu lympho T : bạch cầu Lympho T sau khi được hoạt hóa sẽ tấn công các kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể bằng cách tấn công trực tiếp hoặc giải phóng một chất gọi là lymphokin. Lymphokin sẽ thu hút bạch cầu hạt đến xâm nhập, tấn công kháng nguyên.
Bạch cầu lympho B có vai trò sản xuất ra kháng thể.
- Bạch cầu mono: có kích thước lớn, tại mô liên kết của các cơ quan sẽ phát triển thành các đại thực bào. Các đại thực bào này sẽ ăn các phân tử các phân tử có kích thước lớn, các mô hoại tử, do đó có tác dụng dọn sạch các vùng mô tổn thương. Bên cạnh đó, bạch cầu mono còn đóng vai trò quan trọng trong khởi động quá trình sản xuất kháng thể.
Hệ miễn dịch:
- Miễn dịch bẩm sinh
Tất cả chúng ta được sinh ra với một số mức độ miễn dịch đối với những bệnh bên ngoài. Hệ miễn dịch của con người, tương tự như của nhiều loài động vật, sẽ tấn công những mầm bệnh từ bên ngoài. Miễn dịch bẩm sinh này bao gồm các rào cản bên ngoài của cơ thể chúng ta - tuyến phòng thủ đầu tiên chống lại mầm bệnh - chẳng hạn như da và màng nhầy của cổ họng và ruột.
Nếu mầm bệnh tìm cách né tránh hệ miễn dịch bẩm sinh, khả năng miễn dịch thích ứng hoặc thụ động sẽ xảy ra.
- Miễn dịch chủ động
Khi chúng ta tiếp xúc với bệnh tật hoặc được tiêm vắc-xin, chúng ta xây dựng một thư viện kháng thể với các mầm bệnh khác nhau. Điều này đôi khi được gọi là bộ nhớ miễn dịch vì hệ miễn dịch của chúng ta nhớ những mầm bệnh trước đó.
- Miễn dịch thụ động
Loại miễn dịch này được “mượn” từ một nguồn khác, nhưng không kéo dài vô tận. Ví dụ, em bé nhận được kháng thể từ người mẹ qua nhau thai trước khi sinh và trong sữa mẹ sau khi sinh. Miễn dịch thụ động này bảo vệ em bé khỏi một số bệnh nhiễm trùng trong những năm đầu đời.
Giải thích các bước giải:
Đâyy nhee bạn
Đáp án:
Chức năng của bạch cầu, liên hệ thực tế về quá trình miễn dịch.
Giải thích các bước giải:
* Bạch cầu:
- Cấu tạo:
+ Tế bào bạch cầu có hình dạng và kích thước khác nhau,có nhân, chia làm 2 nhóm Bạch cầu đơn nhân ( BC limpho, BC mono) và Bạch cầu đa nhân( bc trung tính, bc ưa kiềm, bc ưa axit).
+ Bạch cầu có số lượng ít hơn hồng cầu.
- Chức năng sinh lý:
+ Thực bào là ăn các chất lạ hoặc vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
+ Đáp ứng miễn dịch: Là khả năng sinh ra các kháng thể tương ứng đặc hiệu với kháng nguyên để bảo vệ cơ thể.
+ Tạo Interferon được sản sinh ra khi có có kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể, Interferon sẽ ức chế sự nhân lên của virut, hạn chế TB ung thư.
Liên hệ thực tế về quá trình miễn dịch:
Miễn dịch tự nhiên: Trong gia đình có người bị cảm cúm nhưng mình không bị bệnh.
miễn dịch nhân tạo : Minh tiêm vắc xin để cơ thể tạo ra miễn dịch chống lại bệnh Covid-19.