Cho ví dụ và nêu tác dụng của"Từ tượng hình,từ tượng thanh"và các biện pháp tu từ:"Nói quá";"Nói giảm nói tránh".

1 câu trả lời

 -Từ tượng thanh gồm các từ ngữ dùng để mô phỏng theo âm thanh phát ra trong tự nhiên hoặc âm thanh của con người.VD:Các từ tượng thanh: đưa vèo (Lá vàng trước ngõ khẽ đưa vèo); đớp động (Cá đâu đớp động dưới chân bèo)

-Từ tượng hình: các từ gợi tả, mô phỏng theo hình dáng, trạng thái của sự vật. VD: Trong veo (Ao thu lạnh lẽo nước trong veo); sóng biếc, gợn tý (Sóng biếc theo làn hơi gợn tý); tẻo teo (Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo); vắng teo (Ngõ trúc quanh co khách vắng teo); xanh ngắt (Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt)

=> đều có tác dụng mang lại sự biểu cảm,  phong phú, sinh động cho sự diễn đạt. Đặc biệt trong văn miêu tả từ tượng thanh và từ tượng hình giúp mọi thứ hiện ra thật tự nhiên, sống động, nhiều sắc thái.

Nói Quá:

Ví dụ:

  • Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối ->ấn tượng về thời gian

  • Cày đồng đang buổi ban chưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày ->nhấn mạnh sự vất vả

  • Bọn giặc hoảng hồn vắt chân lên cổ mà chạy
  • Diễn tả sự vội vã, sợ hãi
  • Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng

Tác dụng: nhấn mạnh, gây ấn tượng tăng sức biểu cảm

Nói giảm nói tránh:

Ví dụ:

  • - Bác đãđirồi sao Bác ơi!
  • Rõ tội nghiệp về đến nhà thì bố mẹchẳng còn.
  • Họ đãvề chầu Thượng đế.
  • Giảm nhẹ sự đau buồn
  • …áp mặt vàobầu sữanóng của người mẹ
  • Tránh thô tục
  • Con dao nàykhông được chăm chỉ lắm.
  • Tế nhị, nhẹ nhàng
  • Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, tránh gây cảm giác đau buồn, nặng nề, tránh thô tục.

#BossAhjhj

xin hay nhất

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
4 lượt xem
2 đáp án
14 giờ trước