Cho mình hỏi làm rõ về một tác phẩm hay tác giả nào đó là nghị luận gì ạ? ( chứng minh,giả thích...)
2 câu trả lời
Làm rõ một tác phẩm hay một tác giả thì là nghị luận văn học.
=> Bạn đưa ra các ý câu để chứng minh, làm rõ cho người đọc hiểu hơn.
Năm 1976, Bắc - Nam hai miền đã thống nhất, đất nước ta độc lập, hòa bình. Nhưng vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc thì đã về với cõi mây trắng. Cũng năm ấy, nhà thơ Viễn Phương từ miền Nam ra thăm Bác và bài thơ “Viếng lăng Bác” là nén tâm hương ông thành kính dâng lên Người.
Mở đầu bài thơ là một câu thơ tự sự:
“Con ở miền Nam ra thăm Bác”
Cách xưng hô của nhà thơ là “con” và “Bác”, đây là cách xưng hô rất ngọt ngào và thân thương. Nhà thơ đã vượt khoảng cách về không gian để được gần hơn trong khoảng cách về tâm trạng. Nén nỗi đau mất mát, ly biệt giữa kẻ dương - người âm, nhà thơ không dùng từ “viếng” mà dùng từ “thăm” nhưng câu thơ đọc lên vẫn nghẹn ngào!
Đến thăm lăng Bác, nhà thơ nhìn thấy:
“Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát”
Đến lăng Bác, nhà thơ bắt gặp một hình ảnh rất quen thuộc đó là cây tre. Tre đã trở thành biểu tượng của con người Việt Nam và bởi vậy dù cây tre phải chịu “bão táp mưa sa” nhưng tre vẫn thẳng hàng. Thành ngữ "bão táp mưa sa” để chỉ những khó khăn và cây tre hay cũng chính là hình ảnh ẩn dụ cho sức sống của con người Việt Nam.
Tiếp đó, nhà thơ có một liên tưởng:
“Ngày ngày mặt trời đi qua lăng Bác
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
Hai câu thơ được tạo bởi hai hình ảnh song đôi là “mặt trời đi qua lăng Bác” và “mặt trời trong lăng”. “Mặt trời đi qua lăng Bác” là chỉ mặt trời của tự nhiên còn “mặt trời trong lăng” hay cũng chính là Bác. So sánh Bác với mặt trời tự nhiên, nhà thơ thể hiện sự ngợi ca công lao của người: nếu mặt trời của tự nhiên ngày ngày đem ánh sáng, đem lại sự sống cho vạn vật thì Người giúp chúng ta đi qua những cuộc kháng chiến trường kì, đem lại hòa bình và độc lập. Mặt trời của tự nhiên và vĩnh hằng thì Người tuy đã về với cát bụi cuộc đời nhưng vẫn sẽ mãi sống trong trái tim mỗi người dân, mỗi thế hệ Việt Nam.
Bởi vậy, ngày ngày dòng người mới nối tiếp nhau về thăm Bác. Và tác giả so sánh “Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”. Cách so sánh đã diễn tả tấm lòng mà nhân dân dành cho Bác. “Tràng hoa” là hình ảnh chỉ người dân trên mọi miền Tổ quốc về đây viếng Bác…
“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”
Cả một cuộc đời của Bác đã dành cho đất nước Việt Nam… Giờ đây, nhà thơ mong rằng khi đã về với cõi vĩnh hằng, Người sẽ yên ngủ…Hình ảnh so sánh Bác như "vầng trăng sáng dịu hiền” là một hình ảnh tượng trưng cho vẻ đẹp thanh cao, dịu dàng của Bác.
Tiếp đó là hình ảnh ẩn dụ “trời xanh” để chỉ sự bất tử của Người nhưng ngay sau đó, nhà thơ vẫn không kìm nén được cảm xúc “Mà sao nghe nhói trong tim”.
Khi phải rời xa lăng Bác, nhà thơ nghẹn ngào:
“Mai về miền Nam thương trào nước mắt”
Câu thơ bộc lộ rất rõ xúc cảm của Viễn Phương. Và nhà thơ mong ước rằng:
“Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này…”
Điệp ngữ “muốn làm” cùng các hình ảnh “cây tre”, “con chim”, “cây tre trung hiếu” thể hiện những ước muốn tha thiết của nhà thơ, muốn làm để có thể ở bên Người…
Tình cảm của Viễn Phương dành cho Bác dường như không có từ ngữ nào có thể diễn tả hết. Là những người sống trong thời bình, chúng ta hãy biết trân trọng, biết cố gắng đóng góp một phần sức mình vào sự nghiệp chung của Tổ quốc để tỏ lòng biết ơn đối với Người, với thế hệ đi trước…
Câu hỏi trong lớp
Xem thêm