Cho đoạn trích; “…Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. (1) Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. (2) Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. (3) Các khanh nghĩ thế nào? (4). (Theo Ngữ văn 8, tập 2, NXB Giáo dục, 2017, tr.49) 2. Giải nghĩa từ “thắng địa” trong câu văn số (1). Tác giả dùng từ “thắng địa” để chỉ địa danh nào? Việc lựa chọn “đất ấy” để “định chỗ ở” thể hiện mong muốn, khát vọng gì của tác giả? 3. Xét theo mục đích nói, câu văn số (4) trong đoạn trích trên thuộc kiểu câu nào? Vì sao kết thúc văn bản, tác giả lại sử dụng kiểu câu này? 4. Một bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã học ở chương trình Ngữ văn 8 cũng có câu thơ sử dụng kiểu câu theo mục đích nói được nhắc tới ở câu hỏi số 3. Hãy chép lại chính xác câu thơ đó và cho biết tên bài thơ.

1 câu trả lời

2.

- thắng địa: chỗ đất có phong cảnh và địa thế đẹp.

- Tác giả dùng từ "thắng địa" để chỉ kinh đô Thăng Long

- Việc lựa chọn "đất ấy" để "định chỗ ở" thể hiện:

+ Khát vọng xây dựng đất nước hùng cường, vững bền, đời sống nhân dân thanh bình, triều đại thịnh trị.
+ Khí phách của một dân tộc độc lập tự cường

3.Câu văn số (4) là câu nghi vấn.

- Cách kết thúc mang tính chất đối thoại, trao đổi đã tạo sự đồng cảm giữa vua với các quan và thần dân. Vì vậy, Chiếu dời đô có sức mạnh thuyết phục người nghe bằng cả lí trí và tình cảm.

4.Câu thơ trên là câu:" Đối thử lương tiêu nại nhược hà?"

BÀi thơ có câu nghi vấn trên là bài Ngắm trăng

Câu hỏi trong lớp Xem thêm
3 lượt xem
2 đáp án
10 giờ trước