Câu 3. Biển đã đem lại những thuận lợi và khó khăn gì đối với kinh tế và đời sống của nhân dân ta? Câu 4. Trình bày sự giống và khác nhau giữa địa hình đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng Sông Cửu Long?

2 câu trả lời

3. Thuận lợi:

- Biển nước ta rất giàu hải sản, có nhiều vũng, vịnh, tạo điều kiện cho nước ta phát triển ngành đánh bắt và nuôi trồng hải sản, phát triển giao thông vận tải trên biển.

- Cảnh quan đẹp tạo điều kiện phát triển du lịch.

- Các khoáng sản như dầu khí, titan, cát trắng cung cấp nguyên liệu và vật liệu.

- Tạo điều kiện cho phát triển nghề muối.

Khó khăn:

- Thiên tai vùng biển thường dữ dội và khó lường trước như bão, lụt, sạt lở đường biển,… gây thiệt hại kinh tế lớn cho người dân biển; khó có thể khai thác các tài nguyên khoáng sản.

- Thuỷ triều phức tạp gây khó khăn cho giao thông.

- Đôi khi sóng lớn hoặc nước dâng ảnh hưởng tới đời sống nhân dân ven biển.

-Tình trạng sụt lở bờ biển và tình trạng cát bay, cát lấn ở Duyên hải miền Trung.

4.a. Giống nhau:

- Đều là các đồng bằng châu thổ rộng lớn ở nước ta.

- Hình thành trên các vùng sụt lún ở hạ lưu sông trong giai đoạn Tân Kiến tạo.

- Địa hình tương đối bằng phẳng thuận lợi cho việc cơ giới hóa.

- Đất phù sa màu mỡ thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng lúa gạo.

  1. Khác nhau
  • Nguyên nhân hình thành

 - Đồng bằng sông Hồng: Do phù sa của sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp.

 - Đồng bằng sông Cửu Long: Do sông Tiền và sông Hậu bồi đắp.

  • Diện tích, hình dáng

- Đồng bằng sông Hồng: Diện tích 15000km², dạng tam giác châu.

- Đồng bằng sông Cửu Long: Diện tích 40.000km²,dạng tứ giác

  • Đặc điểm hình thái

- Đồng bằng sông Hồng: Cao ở rìa phía tây và tây bắc, thấp dần ra biển. Bề mặt bị chia cắt thành nhiều ô.

- Đồng bằng sông Cửu Long:Địa hình thấp và bằng phẳng hơn. Hướng nghiêng: thấp dần từ tây bắc sang đông nam. Phần lớn lãnh thổ có địa hình trũng thấp. Có hệ thống kênh rạch chằng chịt.

  • Cấu trúc địa hình

- Đồng bằng sông Hồng:Gồm 2 bộ phận:

+ Vùng đất trong đê không được bồi tụ phù sa hàng năm gồm các khu ruộc bậc cao bạc màu và các ô trũng ngập nước.

+ Vùng ngoài đê hàng năm được bồi phù sa nhưng diện tích không lớn.

- Đồng bằng sông Cửu Long:

+ Phần lớn nằm trong phạm vi tác động trực tiếp của sông Tiền và sông Hậu.

  • Thượng châu thổ: khu vực tương đối cao (2-4m) nhưng vẫn bị ngập nước vào mùa mưa.
  • Hạ châu thổ: thấp hơn, thường xuyên chịu tác động của thủy triều và sóng biển.

+ Phần đất nằm ngoài phạm vi tác động của sông Tiền và sông Hậu nhưng vẫn được cấu tạo bởi phù sa sông.

  • Đất

- Đồng bằng sông Hồng:

+ Chủ yếu là đất phù sa không được bồi đắp hàng năm.

+Ven sông là đất phù sa được bồi đắp thường xuyên.

+ Vùng trung du có đất phù sa cổ bạc màu.

- Đồng bằng sông Cửu Long:

+ Chủ yếu là đất phù sa được bồi đắp hàng năm.

+ Tính chất đất phức tạp

+ Có 3 loại đất chính: đất phù sa ngọt(chiếm 30% diện tích), đất phèn(chiếm diện tích lớn nhất), đất mặn

CÂU 3 

Bài làm:

- Thuận lợi:

  • Biển nước ta rất giàu hải sản, có nhiều vũng, vịnh, tạo điều kiện cho nước ta phát triển ngành đánh bắt và nuôi trồng hải sản, phát triển giao thông vận tải trên biển.
  • Cảnh quan ven bờ tạo điều kiện phát triển du lịch.
  • Các khoáng sản như dầu khí, titan, cát trắng cung cấp nguyên liệu và vật liệu.
  • Biển còn tạo điều kiện cho phát triển nghề muối.

- Khó khăn:

  • Biển nước ta rất lắm bão, gây khó khăn, nguy hiểm cho giao thông, cho hoạt động sản xuất và đời sống nhân dân ở vùng ven biển.
  • Thuỷ triều phức tạp (chỗ nhật triều, chỗ bán nhật triều) gây khó khăn cho giao thông.
  • Đôi khi biển còn gây sóng lớn hoặc nước dâng ảnh hưởng tới đời sống nhân dân ven biển.
  • Tình trạng sụt lở bờ biển và tình trạng cát bay, cát lấn ở Duyên hải miền Trung.
  • CÂU4
  • * Giống nhau:
    - Về tự nhiên:
     . Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long đều là 2 vùng đồng bằng lớn nhất của nước ta, nằm ở hạ lưu các sông lớn, được phù sa màu mỡ bồi đắp.
     . Địa hình khá bằng phẳng.
     . Hai đồng bằng đều có nguồn nước phong phú( nguồn nước mặt và nước ngầm) thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt.
     . Hai đồng bằng có nguồn tài nguyên dồi dào: khoáng sản chủ yếu là than ( than nâu, than bùn), tài nguyên biển, đường bờ biển kéo dài thuận lợi cho việc phát triển du lịch, đánh bắt thủy hải sản...
    - Về xã hội:
    . Đây là những vùng có dân số khá đông đúc, được sự quan tâm của Đảng và Nhà Nước.
    . Đây cũng là 2 vựa lúa lớn nhất của cả nước (nêu số liệu về sản lượng, năng suất của cả 2 đồng bằng)
  • NHỚ VOTE 5 SAO NHÉ
Câu hỏi trong lớp Xem thêm